NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 162

ngồi trong xe bởi một nhóm phản động quá khích. Tâm lý hoảng
loạn lan tràn khắp nơi. Giá cả tăng gấp bốn lần chỉ trong năm
1922 và đồng mark theo đó cũng giảm từ mức 190 mark ăn một đô-
la xuống 7.600 mark ăn một đô-la.

Đầu năm 1923, khi nước Đức lại trễ hẹn thanh thoán khoản bồi

thường chiến phí cho năm đó - trước đó nước này còn chưa chịu
chuyển một trăm ngàn bốt điện thoại sang Pháp - bốn chục ngàn
binh lính Pháp và Bỉ lập tức kéo sang xâm lược nước Đức và chiếm
đóng thung lũng Ruhr, trái tim nền công nghiệp Đức. Bối rối vì
lực bất tòng tâm, thủ tướng Đức Wilhelm Cuno đành cho phát động
một chiến dịch kháng cự thụ động . Thâm hụt ngân sách tăng gần
gấp đôi, lên mức xấp xỉ 1,5 tỷ đô-la. Để tài trợ cho lượng thâm hụt
này, nước Đức đã phải in mới một lượng mark tiền giấy lớn chưa
từng thấy với giá trị mỗi đồng giờ đây càng sụt giảm thảm hại hơn.
Vào năm 1922, khoảng 1 nghìn tỷ mark bổ sung đã được phát hành;
trong sáu tháng đầu năm 1923, con số này là 17 nghìn tỷ mark.

Một nhà quan sát đã viết: “Tai tiếng mà người Đức đổ lên những

đồng tiền giấy của chính họ tăng còn nhanh hơn khối lượng tiền
giấy có mặt trong lưu thông.”

Nhiệm vụ giữ cho nước Đức có đủ nguồn cung giấy bạc về cơ

bản đã biến thành công tác kho vận với sự tham gia của “133 xưởng
in với 1781 máy... và hơn 30 nhà máy giấy.” Đến năm 1923, lạm
phát đã tự tạo đà cho nó, khiến cho cơn khát tiền giấy của Ngân
hàng Trung ương Đức ngày một khủng khiếp hơn, đến nỗi ngay cả
sau khi trưng dụng cả các nhà in tư nhân, ngân hàng này vẫn không
thể in đủ số tiền nó cần. Ấy vậy mà trong một đất nước đã sẵn
ngập ngụa giữa biển tiền giấy, thậm chí còn xuất hiện những lời
phàn nàn về tình trạng thiếu tiền tại các thành phố tự trị, do vậy
các tỉnh và các công ty bắt đầu tự in tiền giấy của riêng mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.