NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 163

Chỉ trong vài tháng tiếp đó, nước Đức đã trải qua giai đoạn

xuống dốc về giá trị tiền tệ kinh hoàng nhất trong lịch sử loài
người. Đến tháng Tám năm 1923, một đồng đô-la có giá trị bằng
620.000 mark và đến đầu tháng Mười năm 1923, bằng 630 tỷ
mark.

Các nhu yếu phẩm giờ đây được định giá hàng tỷ đồng - một cân

bơ có giá 250 tỷ; một cân thịt muối giá 180 tỷ; vé xe điện ở Berlin
hồi trước chiến tranh chỉ có giá 1 mark, bây giờ được ấn định ở
mức 15 tỷ. Mặc dù tiền giấy có sẵn với nhiều loại mệnh giá khác
nhau, lớn nhất là 100 tỷ, song để mua bán bất kỳ thứ gì, người dân
đều phải đưa nhau từng bó tiền lớn. Cả đất nước tràn ngập tiền
giấy, tiền được nhồi đầy trong các túi, được chất lên xe cút kít,
trong các hòm mây và giỏ đựng đồ giặt ủi, thậm chí đến nôi em bé
cũng được đem trưng dụng để đựng tiền.

Vấn đề không chỉ đơn thuần là những con số lớn dị thường;

nó còn ở tốc độ tăng giá phi mã nữa. Chỉ trong ba tuần cuối tháng
Mười, giá cả tăng gấp mười ngàn lần, cứ vài ngày lại tăng gấp đôi.
Sau thời gian uống xong một tách cà phê tại một trong vô số tiệm
cà phê của Berlin, giá tiền có thể đã tăng gấp đôi. Số tiền một
người nhận được từ đầu tuần đến cuối tuần đã mất tới chín
phần mười sức mua.

Bây giờ nói đến giá cả của bất cứ thứ gì cũng là vô nghĩa, vì

những con số thay đổi nhanh đến chóng mặt. Sự tồn tại về mặt
kinh tế trở thành một cuộc chạy đua. Các công nhân trước đây được
trả công theo tuần, giờ được trả công theo ngày bằng những cọc
tiền to sụ. Mỗi sáng, những dòng xe tải lớn chất đầy các giỏ đựng
đồ giặt là lèn chặt tiền đứng xếp hàng trước các xưởng in của Ngân
hàng Trung ương Đức rồi chạy qua hết nhà máy này đến nhà máy
khác, tại đó, sẽ có người trèo lên thùng xe để ném từng kiện tiền lớn
xuống đám công nhân đang vây kín xung quanh, sau đó những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.