NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 216

Năm 1922, Norman đã làm việc cùng các viên chức tại Bộ Tài

chính Anh nhằm xây dựng một kế hoạch trong đó một số ngân
hàng Trung ương châu Âu sẽ nắm giữ đồng bảng thay vì vàng với tư
cách là tài sản dự trữ, giống như rất nhiều quốc gia khác thuộc
Đế chế Anh – về cơ bản cũng tương tự như cách nhiều ngân hàng
Trung ương hiện nay nắm giữ đồng đô-la vậy. Ông lập luận rằng
việc thay thế vàng bằng đồng bảng sẽ giúp thế giới tiết kiệm
được kim loại quý và nhờ đó giảm nguy cơ thiếu hụt trên phạm vi
toàn cầu. Hầu như không ai không nhận ra rằng bằng cách tạo ra
nguồn cầu lớn đối với đồng bảng vàng, kế hoạch này sẽ càng
củng cố thêm vị thế đặc biệt của nó trong chòm sao các đồng tiền
và sẽ giúp Norman giảm nhẹ đáng kể gánh nặng của trọng trách đưa
đồng bảng trở lại với vàng. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa bao giờ
thật sự trở thành hiện thực, ngoại trừ tại một số quốc gia nhỏ ở khu
vực Trung Âu.

Mối lo lớn hơn của giới chức ngân hàng sau chiến tranh không

phải là thế giới bị thiếu vàng, mà là có quá nhiều vàng tập trung
lại Mỹ. Trước chiến tranh, trong các cường quốc kinh tế đều tồn
tại một thế cân bằng tương đối giữa lượng vàng có trong mỗi hệ
thống ngân hàng và quy mô nền kinh tế của nước sở tại. Ví dụ,
nước Mỹ, với GDP là 40 tỷ đô-la, sản xuất ra một nửa tổng lượng
hàng hóa của cả bốn cường quốc kinh tế lớn và nắm giữ khoảng 2
tỷ đô-la vàng, tương đương với gần một nửa kho vàng của cả bốn
quốc gia nói trên cộng lại. Trạng thái cân bằng này chỉ có tính
tương đối – nước Pháp giữ một tỷ lệ vàng lớn hơn còn nước Anh giữ
tỷ lệ vàng nhỏ hơn – song nhìn chung cả hệ thống đều vận hành cực
kỳ trơn tru.

Đến năm 1923, nước Mỹ đã tích lũy được gần 4,5 tỷ đô-la trong

tổng số 6 tỷ đô-la vàng dự trữ của cả bốn cường quốc kinh tế lớn
cộng lại, vượt xa mức nước này cần để duy trì nền kinh tế của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.