biện sáng tạo đã chín muồi được chuyển tải qua chất giọng đanh
thép sâu lắng của mình – đứng trước hội nghị, ông chỉ mặt các chủ
ngân hàng miền Đông và tuyên bố hùng hồn, “Quý vị đến đây để
cho chúng tôi hay các thành phố lớn ủng hộ chế độ bản vị vàng;
chúng tôi xin trả lời rằng các thành phố lớn đó lệ thuộc vào những
vùng đất màu mỡ rộng lớn của chúng tôi. Cứ thiêu rụi các thành
phố của quý vị và chừa lại những nông trại của chúng tôi, các thành
phố của quý vị sẽ lại mọc lên như có phép lạ. Nhưng cứ thử phá hủy
các nông trại của chúng tôi xem, rồi cỏ dại sẽ đâm lên trong lòng các
thành phố của quý vị... Các vị không thể đem chiếc vòng gai đó
siết lên đầu nhân dân lao động được. Các vị không thể đóng đinh
nhân loại lên cây thập giá bằng vàng kia.”
Song đó là kiểu thông điệp chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian
vô cùng ngắn ngủi. Mười năm trước ngày Bryan phát biểu bài diễn
văn trên, hai kẻ đi tìm vàng ở Nam Phi, trong buổi dạo chơi ngày Chủ
Nhật ngang qua một trang trại tại Witwatersrand, đã tình cờ phát
hiện ra một mỏm đất đá chứa vỉa vàng. Đó hóa ra là phần lộ thiên
của một trong những bãi vàng lớn nhất thế giới. Tính đến thời
điểm bài diễn văn của Bryan ra đời, sản lượng vàng đã tăng vọt lên tới
50%, Nam Phi đã vượt mặt Mỹ để trở thành quốc gia sản xuất vàng
lớn nhất thế giới, và cơn khát vàng đã lắng dịu. Giá cả của tất cả
các loại hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, lại bắt đầu
tăng trở lại. Bryan sau đó đã được bầu làm ứng cử viên đại diện cho
đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống vào năm 1900 và thêm một
lần khác vào năm 1908, song ông chưa bao giờ thắng cử.
Mặc dù giá cả lên xuống theo những chu kỳ lớn dưới chế độ bản
vị vàng tùy theo nguồn cung kim loại quý dồi dào hay khan hiếm,
song các đường cong này có hình dáng khá thoải và rốt cục giá cả vẫn
quay trở lại mức ban đầu. Có thể chế độ bản vị vàng đã khá thành
công trong việc kiềm chế lạm phát, nhưng nó không có khả năng