NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 25

thanh lý tài sản mình đang nắm giữ trong bối cảnh thị trường sụt
giảm, mức thua lỗ sẽ ngày càng gia tăng, ngân hàng phải thu hẹp các
khoản cho vay, và người gửi tiền sợ hãi đổ xô đi rút tiền khỏi ngân
hàng.

Nếu tất cả những tai họa đã xảy ra trong suốt các giai đoạn bi

kịch nói trên chỉ đơn thuần là chuyện các nhà đầu tư và chủ nợ ngu
dốt nên tiền mất tật mang thì đã chẳng ai thèm quan tâm. Song
vấn đề trục trặc ở một ngân hàng này lại thường đánh động nỗi
hoang mang về những vấn đề có thể nảy sinh ở các ngân hàng
khác. Và bởi các tổ chức tài chính có mối liên hệ rất chặt chẽ với
nhau, lại thường cho nhau vay chéo những khoản tiền kếch sù, dù
đó mới chỉ là thế kỷ XIX, nên những khó khăn ở một khu vực dễ
dàng lan ra toàn bộ hệ thống. Chính xác là vì tất cả các cơn khủng
hoảng đều có khả năng lây lan trên diện rộng, đe dọa làm xói mòn sự
cố kết của cả hệ thống, do đó các ngân hàng Trung ương phải ra
tay can thiệp. Bên cạnh nhiệm vụ duy trì sự cân bằng của chế độ
bản vị vàng, các ngân hàng Trung ương còn gánh vác một trọng trách
thứ hai – đó là ngăn chặn tình trạng hoảng loạn ngân hàng và các
cuộc khủng hoảng tài chính khác.

Các ngân hàng Trung ương nắm trong tay những công cụ cực

mạnh để có thể đối phó với những cơn khủng hoảng kiểu này – cụ
thể là đặc quyền in tiền và khả năng điều phối kho vàng dồi dào,
tập trung với số lượng lớn của mình. Song dù có tất cả những thứ vũ
khí quyền năng nói trên, thì mục tiêu tối thượng của một ngân
hàng Trung ương trong cơn khủng hoảng tài chính thực ra vừa giản dị
lại vừa mơ hồ – đó chính là gây dựng lại niềm tin đối với các ngân
hàng.

Những đợt suy thoái tương tự không phải là hiện tượng quá hy hữu

trong lịch sử. Khi tôi viết những dòng này vào tháng Mười năm
2008, thế giới đang đứng giữa một cơn hoảng loạn y như vậy – cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.