khủng hoảng tồi tệ nhất trong 75 năm vừa qua, tính từ những đợt
đổ xô đi rút tiền khỏi ngân hàng thuộc giai đoạn 1931 – 1933 sẽ được
mô tả rõ nét trong mấy chương cuối của cuốn sách này. Các thị
trường tín dụng đang đóng băng, các tổ chức tài chính lo tích trữ tiền
mặt, chuyện các ngân hàng phá sản hoặc bị thâu tóm xảy ra hàng
tuần, các thị trường chứng khoán chao đảo. Không gì có thể tái hiện
trạng thái mong manh của hệ thống ngân hàng hay uy lực của một
cuộc khủng hoảng tài chính rõ ràng và sinh động hơn việc viết về
chính những vấn đề này từ tâm cơn bão. Tận mắt chứng kiến
thống đốc các ngân hàng Trung ương trên thế giới và các quan
chức ngành tài chính vật lộn với tình hình thực tại – cố thử hết cách
này đến cách khác để khôi phục niềm tin, dồn hết sức lực tâm
huyết vào giải quyết khó khăn, ngày ngày phải đương đầu với
những thay đổi đột ngột và bất ngờ trong tâm lý thị trường – càng
củng cố thêm bài học rằng không có viên đạn thần kỳ hay công
thức giản đơn nào có thể giúp chúng ta đối phó với những cơn hoảng
loạn tài chính. Trong nỗ lực vỗ về giới đầu tư đang hoang mang và
xoa dịu các thị trường bất kham, thống đốc các ngân hàng Trung
ươ
ng được họp lại hòng chiến đấu với một trong những thế lực
mạnh mẽ và khó lường nhất của tâm lý học đám đông. Chính kỹ
năng họ phô bày khi lèo lái con thuyền kinh tế trong các cơn bão đó
qua những vùng nước chưa ai từng đi qua cuối cùng sẽ gây dựng
hoặc hủy hoại hoàn toàn thanh danh của họ.