NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 235

quyết định mà ông đã đưa ra bị hiểu sai và những động cơ của ông
luôn bị đặt trong vòng nghi vấn. Thất bại của ông trong việc thể
chế hoá các chính sách và những tư tưởng ẩn sau chúng cũng có
nghĩa là một khi Strong không còn tại vị nữa, FED sẽ trở nên tê liệt
bởi những xung đột nội bộ.

Keynes đã có lần ví vai trò của Ngân hàng Trung ương Anh quốc

dưới hệ thống thời trước chiến tranh như “nhạc trưởng của một dàn
nhạc.” Mặc dù Ngân hàng này khi ấy được điều hành bởi một nhóm
các nhân vật dòng dõi thế gia già lụ khụ của thành phố London,
song chế độ bản vị vàng đã được quản lý rất tốt, một phần là do
các điều kiện đương thời đều rất thuận lợi, một phần là do các
giám đốc của Ngân hàng, tuy có hơi chậm chạp và thiếu sáng tạo,
nhưng lại rất cứng rắn. Sau chiến tranh, trong lúc toàn thế giới
vật lộn để thoát ra khỏi cơn hỗn loạn kinh tế, các đồng tiền trồi
sụt dữ dội và tình trạng khan hiếm vàng hoành hoành nơi nơi trừ
nước Mỹ, đó là quả một điềm chẳng lành khi “vị nhạc trưởng mới của
dàn nhạc,” Cục Dự trữ Liên bang, lại là một tổ chức bị chia rẽ sâu sắc
và không hề nhận thức đầy đủ trọng trách vừa bị đổ lên vai mình
và, nếu không có Strong, nó sẽ phải nằm dưới quyền sinh sát của
một nhóm người tạp nham gồm toàn những thương nhân tỉnh lẻ và
các chính trị gia đầu óc sặc mùi tư lợi vốn chẳng có chút kiến thức
gì về tài chính hay ngân hàng Trung ương cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.