NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 250

đoái bỗng quay đầu tăng trở lại. Đến ngày mồng 10 tháng Mười
Hai, nó lại leo lên mức 4,2 nghìn tỷ mark ăn một đô-la. Chỉ trong ít
ngày, giá cả đã được bình ổn.

Khi giá cả vùn vụt leo dốc, người dân Đức đã phải làm đủ mọi

cách để tiêu tán số tiền mình có trong tay càng nhanh càng tốt.
Giờ đây vòng xoáy lại tự nó đảo ngược. Khi giá cả bắt đầu có xu
hướng chững lại và giảm dần, nắm giữ tiền mặt thành ra lại có lợi.
Niềm tin vào tiền tệ đã được khôi phục, các nông dân bèn rục rịch
mang rau củ gà vịt ra chợ bán, lương thực thực phẩm lại xuất hiện
trên giá các cửa tiệm, và những dòng người xếp hàng dài dằng dặc
cũng tan dần. Huân tước d’Abernon, đại sứ Anh, đã viết về “cảm
giác nhẹ nhõm và thanh thản đến bất ngờ đã lan tỏa khắp nơi chỉ
sau một cái vẩy khẽ của chiếc đũa thần “Ổn định tiền tệ… Kinh tế
bớt căng thẳng khiến tình hình chính trị cũng bình yên trở lại - chế
độ độc tài và các cuộc nổi dậy không còn là đề tài của các tranh luận
nữa, và ngay cả những đảng phái cực đoan cũng đã tạm thôi không
gây rối nữa.”

Không phải tất cả đều là công lao của một mình Schacht.

Stresemann và các đồng nghiệp trong nội các của ông cũng đã ra sức
hỗ trợ đồng Rentenmark bằng một loạt các biện pháp ngân sách,
đình chỉ tất cả các khoản bao cấp cho công nhân tại vùng thung
lũng Ruhr, sa thải một phần tư số viên chức trong bộ máy chính
phủ, và điều chỉnh tất cả các khoản thuế theo lạm phát, khiến
cho những người nộp thuế không còn động cơ gì để trì hoãn việc
đóng thuế nữa. Đến tháng Một năm 1924, ngân sách đã được cân
bằng. Song Schacht mới là người được nhận nhiều tiếng thơm
nhất, ông được báo chí xưng tụng là “thầy phù thủy” hay “người đàn
ông kỳ tài.”

MAX WARBURG ĐÃ có lần nhận xét rằng ông ủng hộ Schacht

vì “lúc nào ông ta cũng gặp vận đỏ.” Và vận may đó lại lộ diện thêm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.