NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 309

nghiệp. Hầu tước John Bradbury thì vẫn không ngừng nhấn mạnh
rằng ưu điểm vượt trội của chế độ bản vị vàng là ở chỗ nó “miễn
nhiễm trước những kẻ bất lương. Nó không thể bị nhào nặn theo các
âm mưu chính trị.” Trở về với chế độ bản vị vàng sẽ giúp nước Anh
tránh khỏi việc “sống trong thiên đường ảo tưởng về một sự thịnh
vượng giả dối.”

Tối hôm đó, không một ai thay đổi quan điểm của mình. Sự

đồng thuận về các vấn đề thực tế tương đối khả quan. Tất cả
các thành viên đều công nhận rằng mức giá cả ở Anh là quá cao và
quá trình cắt giảm sẽ gây ra ít nhiều đau đớn, mặc dù họ không
thống nhất về mức độ thiệt hại. Tất cả đều thừa nhận rằng việc
buộc nước Anh vào chế độ bản vị vàng đồng nghĩa với trói mình vào
nước Mỹ, cùng tất cả các nguy cơ đi liền với nó. Song trong khi các
“con sâu vàng” tin rằng những chi phí đó cũng là đáng chịu nhằm
tái lập cơ chế tự động của chế độ bản vị vàng, thì Keynes và
McKenna lại suy nghĩ ngược lại. Có quá nhiều nhân tố không thể
lường được đến nỗi không ai dám chắc chắn đâu mới là câu trả lời
chính xác. Cả hai phe ủng hộ và phản đối đều đang bám lấy một
niềm tin thiếu căn cứ. Xét theo chiều hướng này, cuộc tranh luận
trong buổi tối hôm đó, mặc dù giấu dưới bề ngoài là một cuộc thảo
luận chuyên môn giữa các chuyên gia, song về thực chất lại phản
ánh sự phân chia có tính triết học giữa một bên là những người cho
rằng các chính phủ có thể được giao phó quyền lực tối thượng để
quản lý nền kinh tế và những người khăng khăng với luận điểm
chính phủ có thể mắc sai lầm và do đó cần phải bị hạn chế bởi
những luật lệ nghiêm ngặt.

Cuối cùng, khi bữa tối đã kéo dài tới tờ mờ sáng, Churchill bèn

quay sang McKenna: “Anh là một chính trị gia. Với tình huống này,
anh sẽ quyết định thế nào?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.