chính Mỹ uy quyền bậc nhất thế giới còn có thể nói về đề tài gì
khác đây, nếu không phải là về tình hình đồng franc? Thực ra,
mặc dù cuộc hành trình bí mật xuyên châu Âu của các bậc cầm cân
nảy mực ngành ngân hàng đã trở thành thức nhắm tuyệt vời cho
những kẻ ưa ngồi lê đôi mách những chuyện liên quan đến lĩnh vực
tài chính, thì sự thật hóa ra lại tầm thường hơn nhiều. Mellon chỉ
đến châu Âu chủ yếu để thăm cô con gái sống ở Rome đang ốm
bệnh và đưa cô tới Evian nghỉ ngơi ở suối nước nóng.
Dòng vốn đã rời bỏ nước Pháp mà đi trong suốt hai năm vừa
qua bắt đầu ồ ạt tìm đường trở về, giúp hóa giải phần lớn nhu
cầu đối với sự hỗ trợ tài chính từ phía Mỹ và Anh. Dù trong trường
hợp nào, Poincaré đều phải đối mặt với vô vàn ý kiến phản đối
các thỏa thuận nợ chiến tranh trong nội bộ Quốc hội, do đó ông đã
trì hoãn việc đệ trình những thỏa thuận này để xin được thông qua.
Không có quyết định phê chuẩn cuối cùng, đồng nghĩa với không
có khoản vay nào từ nước ngoài hết.
Thoạt tiên Moreau rất lúng túng không biết phải phản ứng ra
sao trước sự hồi phục của đồng franc. Ý định ban đầu của ông là để
mặc cho mọi chuyện tự diễn tiến. Ông vốn được đào tạo để trở
thành một viên chức nhà nước theo đúng các chuẩn mực truyền
thống; và mặc dù ông có kha khá kinh nghiệm làm việc trong ngành
ngân hàng, song sở học của ông về kinh tế học tiền tệ vẫn còn
tương đối thô sơ và đôi lúc rất lộn xộn. Thực tế là vào thời đó,
hầu như chẳng mấy người hoạt động trong ngành ngân hàng lại
dám khẳng định rằng mình hoàn toàn am hiểu tình hình nước Pháp
năm 1926, đặc biệt là những động lực phức tạp giữa dòng tiền chảy
vào trong nước và hiệu ứng của nó đối với tỷ giá hối đoái và giá cả
nội địa và tiếp đó là tác động của hai nhân tố nói trên lên toàn thể
nền kinh tế. Thật may mắn cho Moreau vì đã có hai thuộc cấp,