bóng tiềm ẩn. Những lá thư ông gửi cho Norman đầy ắp những âu
lo trước đợt tăng giá trên Phố Wall. Mặc dù ông vẫn bảo lưu một cái
nhìn hằn học đối với thị trường chứng khoán, vốn bị thống trị bởi
một nhóm dân ngoại đạo tạp nham ô hợp - những tay đầu cơ và bọn
gom hàng, những kẻ nằm ở tầng đáy của thang bậc xã hội Phố
Wall - ông vẫn ý thức rất rõ ràng về khả năng gây tai họa khủng
khiếp của nó. Vào cái thời mà FED còn chưa xuất hiện, những vụ đổ
vỡ thị trường chứng khoán và hoảng loạn ngân hàng đã luôn có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau và rất nhiều vụ khủng hoảng tài chính của
nước Mỹ xảy ra trong quá khứ đều có nguồn gốc từ Phố Wall:
năm 1837, 1857, 1896 và 1907. Từ thuở hàn vi làm nghề môi giới
chứng khoán, bản thân ông đã là một trong những nhân chứng trực
tiếp của vụ đổ vỡ năm 1896, và đã góp phần tích cực giúp khôi phục
trật tự cho toàn hệ thống tài chính sau vụ hoảng loạn năm 1907.
Song với tư cách là một chuyên gia nhiều kinh nghiệm của Phố
Wall, ông cũng hiểu rằng việc xác định một bong bóng thị trường là
điều vô cùng khó khăn - bản chất của nó là phân biệt giữa sự tăng
giá cổ phiếu được bảo đảm bởi mức lợi nhuận cao hơn và một đợt
tăng giá bị thúc đẩy bởi tâm lý thị trường thuần túy. Gần như theo
định nghĩa, sẽ luôn có những người tin rằng thị trường đã tăng quá
cao - thị trường chứng khoán dựa trên nền tảng hàng loạt những
quan điểm khác nhau và trong hoàn cảnh năm 1925, với mỗi người
mua đang mơ tới ngày làm giàu lớn, lại có một người bán với suy nghĩ
rằng mọi chuyện đã đi quá xa. Strong nhận ra rằng óc suy xét bất
toàn của mình đối với các cổ phiếu là một nền tảng rất mong
manh để có thể được lấy làm cơ sở xây dựng chính sách tiền tệ của
đất nước. Mặc dù phản ứng ban đầu của ông là cho rằng thị trường
đã đi quá xa, song ông vẫn tự vấn bản thân, “Có lẽ nào thế giới đang
bước vào một thời kỳ khi những động thái phát triển trong kinh
doanh sẽ tiếp nối sự khôi phục lòng tin, thứ vốn đã mất đi từ lâu
do hậu quả của chiến tranh? Không ai biết chắc được và chính tôi