Mỹ tiếp tục tăng điểm và lãi suất cho vay tức thời trên Phố Wall
leo thang với tốc độ chóng mặt, các nhà băng Mỹ đã bị mê hoặc bởi
lợi nhuận khổng lồ tại quê nhà và cố nhiên không còn muốn đổ
tiền của mình vào Berlin nữa.
Sự kết hợp giữa sự cạn kiệt các nguồn tín dụng nước ngoài do
chúng đã bị hấp dẫn bởi lãi suất quá cao của bong bóng chứng
khoán Mỹ cộng với sự thiếu tự tin của giới doanh nhân Đức sau
chiến dịch không thành nhằm chống lại thị trường chứng khoán
của Schacht vào năm 1927 đã khiến nước Đức rơi vào vòng suy thoái
đầu năm 1929. Hơn thế nữa, khi các khoản cho vay dài hạn từ nước
Mỹ không còn nữa, Đức buộc phải dựa dẫm nhiều hơn vào các khoản
tiền nóng, một phần đến từ London, nhưng phần lớn là từ các
ngân hàng Pháp vốn đang chìm ngập trong lượng vàng dư thừa liên
tục đổ vào [do các khoản bồi thường chiến phí]. Nước Đức, vì thế
tự thấy mình đang lâm vào suy thoái khi mà vị trí của nó trên trường
quốc tế ngày càng trở nên mong manh hơn. Một quan chức trong
Bộ Tài chính Anh, nhớ lại cảnh trước chiến tranh, nước Pháp đã bơm
cả núi tiền cho người Nga như thế nào, đã buông lời nhạo báng cay
độc rằng, “người Pháp luôn có một bản năng tuyệt vời là đầu tư vào
những quốc gia phá sản.”
Sự cạn kiệt các khoản vay nước ngoài và suy thoái đến đúng vào
thời điểm tồi tệ nhất của nước Đức. Theo lộ trình của kế hoạch
Dawes, kinh tế Đức giờ đây đáng lẽ đã phải hoàn toàn hồi phục và
nước này sẽ phải tăng mức bồi thường chiến phí hàng năm lên 625
triệu đô-la kể từ năm 1929, tương đương khoảng 5% GDP. Nhìn lại
lịch sử thì đây không hề là một gánh nặng quá sức chịu đựng. Nhưng
Schacht, cũng như phần lớn giới lãnh đạo ở Đức, luôn một mực cho
rằng với thể trạng nền kinh tế còn non yếu, bộ máy chính trị còn
đang bị chia rẽ, tinh thần của người dân vẫn còn bị đè nặng bởi thất
bại và tầng lớp trung lưu đang thu hẹp đáng kể do hậu quả của