tuổi hai mươi hai, trở thành một trong bốn trợ lý Bộ trưởng Tài
chính Mỹ ở tuổi hai mươi lăm, và năm hai mươi tám tuổi đã lên đến
chức thứ trưởng, người có quyền lực thứ hai tại cơ quan này. Năm
1924, khi chưa đầy ba mươi hai tuổi, ông đã được bổ nhiệm làm
quan chức chuyên trách về bồi thường chiến phí, phụ trách quản
lý việc trả nợ của Đức, và quan trọng nhất là quyết định xem hàng
năm nước này phải chuyển đổi bao nhiêu trong số mà họ đã chi trả
sang đồng đô-la. Số phận của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này
hóa ra lại nằm trong tay một người đàn ông trẻ tuổi, cao ráo, nhút
nhát, có gương mặt non nớt và mái tóc màu hung đỏ đến từ bang
New Jersey.
Nhưng không ai có thể nghi ngờ gì về năng lực của ông. Với tính
cách lầm lì, kín đáo và rất sách vở, hay nói bằng cái giọng pha lẫn
giữa sự lúng túng vụng về và ngạo mạn kiêu căng, lầm bầm từng
tiếng trong miệng, Gilbert thường hay khiến người ta khó chịu.
Nhưng năng lực trí tuệ và khả năng làm việc của ông thì đúng là
huyền thoại. Tại Bộ Tài chính, ông thường ở lại bàn làm việc đến
hai, ba giờ sáng, suốt bảy ngày trong tuần. Sống ở Berlin năm
năm nhưng ông không hề hòa nhập với xã hội, chưa từng học tiếng
Đức, và theo Bộ trưởng Tài chính Đức thời bấy giờ là Heinrick
Kohler, “ông chẳng làm gì khác ngoài làm việc không ngừng nghỉ.”
“Không nhạc kịch cũng không giao hưởng thính phòng, không sự kiện
văn hóa nào có thể xâm nhập được vào cuộc sống của ông ta…”
Người Đức đã rất phẫn nộ bởi thực tế là một người Mỹ còn trẻ
tuổi lại có sức ảnh hưởng to lớn đến số phận của đất nước họ. Các
quan chức chính phủ Đức cũng nghi ngờ rằng nhân viên trong văn
phòng của Gilbert là gián điệp, được gửi tới để do thám những cố
gắng lừa dối của Đức về các giới hạn quân bị mà Hiệp định
Versailles đã áp đặt lên nước này. Tháng Hai năm 1928, một nhóm
cánh tả đã dựng một vở hài kịch châm biếm và trình diễn trước sự có