định của Gilbert là biến mình thành người có quyền lực kinh tế
hàng đầu thế giới, song tuyên bố này cũng chỉ giúp ông ta nhận
được lời mời béo bở là làm cổ đông của tập đoàn Morgan.
Rất nhiều người ở cả hai phía Anh và Đức vẫn cho rằng chưa
đến lúc đưa ra con số nợ cuối cùng. Mâu thuẫn giữa Pháp và Đức
cuối cùng cũng đã lắng dịu song nước Đức vẫn cần một quãng thời
gian dài nữa để có thể thật sự hồi sinh và chi trả hoàn toàn những
khoản nợ nước ngoài mà nó phải gánh chịu.
Tuy nhiên, đến cuối năm 1928, Gilbert vẫn thành công trong
việc thuyết phục các nước Đồng minh tổ chức một hội nghị ở Paris
vào tháng Hai năm 1929 nhằm quyết định vấn đề nợ chiến
tranh của Đức. Ông thậm chí còn thuyết phục được các phe phái ở
Berlin rằng mặc dù tình hình hiện thời không tạo ra nền tảng lý
tưởng cho việc mở lại các cuộc đàm phán – các nguồn cho vay từ
nước ngoài cạn kiệt, gánh nặng nợ lớn làm những người Pháp đang
gửi tiền trong các ngân hàng Đức lo lắng và tỷ lệ thất nghiệp đang
tăng cao – nhưng tốt nhất là nên cố gắng dàn xếp mọi chuyện
trong khi ít nhất là một phần của thế giới đang [có nền kinh tế]
khởi sắc.
Thế nhưng Gilbert và giới lãnh đạo Đức, bao gồm cả Schacht, lại
đang dựa trên hai giả thuyết hoàn toàn khác nhau để suy đoán cục
diện của cuộc đàm phán. Suốt chiến dịch của Gilbert nhằm tiến
hành vòng đàm phán mới, khối Đồng minh đã tỏ rõ thái độ với ông
rằng họ chỉ có thể nhượng bộ rất ít mà thôi. Phần nhận được từ
nước Đức phải đủ để trang trải các khoản nợ trong chiến tranh với
Hoa Kỳ và phải dư ra một khoản để Pháp và Bỉ có thể tài trợ cho các
chi phí tái thiết. Con số tối thiểu mà khối Đồng minh chấp
nhận là 500 triệu đô-la mỗi năm. Trong một nỗ lực nhằm kéo các
bên đến bàn đàm phán, Gilbert đã huyễn hoặc chính mình và tuyên
bố với phe Đồng minh rằng Đức sẵn sàng chấp nhận một sự dàn