nhiều năm lạm phát leo thang, nước Đức hoàn toàn không thể trả
nổi nợ.
Khi cái mốc năm 1929 đến gần, cùng với nó là nghĩa vụ phải
tăng các khoản trả nợ theo như lộ trình, Schacht vẫn phân vân không
biết phải làm gì. Ông hay đề cập đến phương cách đơn giản là chờ
đợi sự sụp đổ của nền kinh tế như các chuyên gia tài chính vẫn
thường dự đoán. Quan điểm này rất phổ biến ở Anh mà đại diện
tiêu biểu là Frederick Leith-Ross, quan chức cao cấp của Bộ Tài
chính, người chịu trách nhiệm về bồi thường chiến tranh. Ông cho
rằng thế giới đang tiến dần tới một cuộc khủng hoảng thanh toán
trên quy mô lớn, trong đó hàng loạt quốc gia châu Âu sẽ mất khả
năng chi trả các khoản nợ của mình, tạo điều kiện cho một sự tái cơ
cấu toàn diện tất cả các cam kết quốc tế liên quan tới cuộc
Chiến tranh Thế giới vừa qua. Châu Âu có thể sẽ bỏ lại sau lưng cả
các khoản bồi thường chiến phí lẫn nợ chiến tranh và bắt đầu lại
từ đầu. Đôi khi, Schacht còn say sưa nói về việc tự ông sẽ góp phần
vào bước ngoặt to lớn đó.
Một kịch bản khác được tính đến là tái khởi động các cuộc đàm
phán trước khi hệ thống thanh toán tạm thời hoàn toàn sụp đổ.
Suốt hội nghị giữa các ngân hàng Trung ương tổ chức tại Long Island
vào năm 1927, Schacht đã xới tung mọi chuyện xung quanh vấn đề
nợ nước ngoài của Đức lên nhằm thuyết phục Strong và Norman
rằng cần sớm làm điều gì đó, đến mức, để đáp lại, Strong đã phải
thúc giục Seymour Parker Gilbert, một quan chức đặc trách dưới
quyền mình, phải đưa ra được một giải pháp trước khi mọi thứ trở
nên quá muộn.
Gilbert chỉ mới ba mươi sáu tuổi nhưng đã có tiếng là một quan
chức kinh tế chuyên trách về Đức rất mẫn cán của phe Đồng
minh trong vòng bốn năm qua. Là một tài năng sớm bộc lộ, ông đã
tốt nghiệp trường Rutgers ở tuổi mười chín, trường Luật Harvard ở