của bệnh giang mai, và rằng ông sẽ chết chỉ trong vài tháng nữa.
Mặc dù một vài triệu chứng của GPI tương đối giống chứng rối
loạn lưỡng cực - chuyển biến đột ngột từ trạng thái hưng phấn sang
trạng thái u uất hoang mang và ngược lại, và những ý tưởng sáng tạo
bột phát nối tiếp bằng ý muốn tự tử, hay ảo tưởng về sự xuất
chúng của bản thân - song đây thực chất là một chẩn đoán sai lầm
chết người.
Quá bàng hoàng, Norman đến tham vấn ý kiến của một bác sĩ
người Thụy Sĩ khác, Roger Vittoz, một chuyên gia về các chứng suy
nhược thần kinh. Ông nán lại Thụy Sĩ ba tháng nữa để tham gia quá
trình trị liệu của bác sĩ Vittoz. Vittoz đã phát triển một phương pháp
giúp giảm nhẹ căng thẳng thần kinh, với các kỹ thuật tương tự như
những kỹ thuật được sử dụng trong thiền định. Các bệnh nhân của
ông được hướng dẫn cách tự trấn an bản thân bằng cách tập trung
trí óc vào một loạt các hình thù phức tạp, hoặc đôi khi chỉ là hướng
suy nghĩ vào một từ nào đó. Sau này Vittoz đã trở nên rất nổi tiếng
trong một số hội nhóm xã hội ở London, trong số những bệnh nhân
của ông có cả quý bà Ottoline Morrell, Mulian Huxley và T. S. Elliot.
Với riêng bản thân Norman, đó là điểm khởi đầu của một chuỗi
dài những trải nghiệm về những tín ngưỡng thần bí và hoạt động
tâm linh sẽ đi theo suốt cuộc đời ông. Có lúc ông đã là một tín đồ
tập sự của thuyết thần trí . Đến những năm 1920, ông lại ngả theo
tư tưởng của Émile Coué, nhà tâm lý học người Pháp, ông này chuyên
thuyết giảng về những quyền năng của sự tự hoàn thiện bản thân
thông qua quá trình tự kỷ ám thị có ý thức. Đây là một kiểu trào lưu
tư duy tích cực kiểu mới rất được ưa chuộng thời bấy giờ. Thậm chí
Norman còn theo đuổi cả thuyết thông linh . Rốt cuộc ông nghĩ ra
đủ thứ ý tưởng lạ đời, đơn cử có lần ông dám quả quyết với một
đồng nghiệp rằng mình có thể đi xuyên tường. Bởi ngày thường ông
vẫn có cái thú được tận hưởng cảm giác khoái trá khi bỡn cợt người