Pháp nắm giữ - Norman nhận thấy thật khó khăn để xác định đâu
là điểm dễ cháy nhất.
Tháng Tư năm 1929, khi các cuộc đàm phán tại Paris đang đình
trệ, Norman đã viết: “Hãy tự hình dung mà xem, trong lúc một hội
đồng đang cần mẫn bàn thảo về toàn bộ vấn đề bồi thường
chiến tranh của Đức ở Paris thì lãi suất ngày hôm qua là 20% ở
New York, nơi Cục Dự trữ Liên bang không hoạt động đúng như chức
năng của nó và thị trường chứng khoán đang chơi đùa với tiền của
những kẻ tham gia và cả những người khác; ba ngân hàng Trung ương
ở
châu Âu phải tăng lãi suất trong cùng một tháng gần đây, có thể
đấy mới chỉ là bắt đầu.” Với ông dường như thế giới đang nhắm
mắt mà đưa chân mình tới vực thẳm.
Đức, bị thị trường Mỹ quay mặt đi, phải cố nắm lấy mọi nguồn
cho vay nó có thể tiếp cận được. Tháng Năm năm 1929, giám đốc
một ngân hàng Thụy Sĩ là Felix Somary, còn được đặt tên là “Raven
của Zurich” bởi những điềm gở đen tối mà ông liên tục nói ra về
cuộc khủng hoảng sắp tới, nhận được cú điện thoại có vẻ điên rồ của
Bộ trưởng Tài chính Đức, Rudolf Hilferding, hỏi vay 20 triệu đô-la
trong cơn tuyệt vọng để trả lương cho các viên chức chính phủ.
Somary bay tới Paris để thực hiện những dàn xếp cần thiết với
Schacht, ông báo cáo lại với thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy
Sĩ: “Hàng tháng trời nay, các cường quốc đang đàm phán xem một
đất nước ‒ thậm chí còn không trả được lương cho công chức chính
phủ của mình ‒ vào ngày hôm sau phải trả bao nhiêu tỷ đô-la một
năm từ giờ cho đến năm 1966, và sau đó là tới năm 1988.”
Nước Đức đã quá khó khăn đến nỗi bắt đầu phải vay mượn từ
Ivar Kreuger, một trong những nhân vật mờ ám giống như lad
Calouste Gulbenkian và Sir Basil Zaharoff, người vẫn thường thoắt
ẩ
n thoắt hiện trong nền tài chính châu Âu những năm chiến
tranh, làm giàu nhờ những phi vụ đáng ngờ với chính phủ. Chính