bắt đầu từ đầu năm 1928 đã kéo dài được hơn một năm rưỡi. Tất
cả các chỉ số đều cho thấy, hệ quả của cuộc khủng hoảng này là nó
đã làm xẹp tất cả bong bóng và kéo thị trường trở lại gần giá trị
thật.
Trong mấy tuần sau Cơn chấn động lớn, giới báo chí tài chính
mới bàng hoàng cắt nghĩa xem chuyện gì đã xảy ra. Bất chấp
những thiệt hại nghiêm trọng – 50 tỷ đô-la bị rút khỏi thị trường,
tương đương 50% GNP – bất chấp sự tụt dốc thảm hại, nhiều tờ
báo vẫn tỏ thái độ lạc quan đến kinh ngạc, họ gọi đó là “cơn hoảng
loạn của sự giàu có.” Tờ New York Evening World thậm chí còn cho
rằng cuộc khủng hoảng chỉ xảy ra do “những điều kiện cơ bản đã
quá tốt,” rằng các nhà đầu cơ “có lý do của họ khi điên cuồng tẩy
sạch những gì mình đã làm,” họ đã tạo ra bong bóng và giờ phải tạo
hoàn cảnh cho bong bóng đó nổ tung.
Tờ New York Sun cũng cho rằng sự đổ vỡ sẽ chỉ gây tác động rất
nhỏ tới nền kinh tế, rằng vì thế nó có thể sẽ tách rời khỏi Phố
Wall. “Không một người nông dân nào ở Iowa sẽ xé tờ đăng ký mua
hàng qua thư của mình bởi cổ phiếu của công ty bán hàng kiểu đó là
Sears Roebuck trượt giá. Chẳng bà nội trợ nào ở Manhattan lại thôi
không đun nước nữa bởi cổ phiếu của công ty cung cấp khí đốt
Consolidated Gas xuống còn có 100. Không ai đóng hòm xe hơi của
mình trong mùa đông vì cổ phiếu của General Motors đã giảm 40
điểm khỏi mức cao nhất trong năm.”
Tờ BusinessWeek, tiếng nói phê phán mạnh mẽ nhất các hoạt
động đầu cơ khi thị trường đang đi lên, thực ra đã đi một bước xa
hơn, khi khẳng định rằng nền kinh tế thậm chí sẽ còn tốt hơn bởi
bong bóng chứng khoán từng làm nó đi chệch đường giờ đã vỡ tung.
“Trong vòng sáu năm qua, hoạt động kinh doanh ở Mỹ đã chuyển
phần lớn sự chú ý, năng lượng và các nguồn lực của nó vào trò chơi
đầu cơ… Giờ đây cuộc phiêu lưu xa lạ, mạo hiểm và không phù hợp