cố làm một bệnh nhân đã chết sống lại “bằng hô hấp nhân tạo
hoặc tiêm thuốc kích thích adrenalin.”
Đến đầu mùa hè, FED dừng các biện pháp nới lỏng. Nhưng đó
lại là một sai lầm. Bởi ngay khi FED bắt đầu thắt chặt tín dụng,
nền kinh tế lại bước vào thời kỳ suy thoái thứ hai, sản xuất công
nghiệp giảm gần 10% trong khoảng từ tháng Sáu đến tháng Mười.
Có một vài tranh luận về các lý do khiến Harrison dừng lại. Một vài
người cho là ông nghĩ rằng mình đã làm đủ những gì cần thiết.
Quét sạch tai ương bằng cách bơm một lượng tiền lớn vào hệ
thống và cắt giảm lãi suất tới mức thấp chưa từng có, ông tin
rằng mình đã nhiệt tình xốc vác hết mức có thể. Một vài người
khác thì cho là ông đang làm việc với thứ có thể gọi là chiếc đồng
hồ có nhiều lỗi hỏng để đo lường các chính sách tiền tệ. Những chỉ
số mà ông hay sử dụng chỉ ra rằng các điều kiện đều rất dễ dàng
– tỷ lệ nợ ngắn hạn thấp còn các nhà băng thì dư thừa tiền mặt.
Vấn đề là ở chỗ một vài số liệu giờ đây lại chỉ ra những dấu hiệu
sai lệch. Ví dụ, khi các ngân hàng tràn ngập tiền mặt dư thừa, trong
một môi trường kinh tế ổn định hơn, nó thường có nghĩa rằng FED
đã bơm quá nhiều dự trữ của mình vào hệ thống để khởi động lại
nó. Tuy nhiên, vào năm 1930, sau sự sụp đổ của thị trường chứng
khoán, các ngân hàng bắt đầu có lượng tiền mặt lớn, nó như là lời
cảnh báo trước cho tai họa tiếp theo, sự dư thừa dự trữ trong các
ngân hàng là biểu hiện cho thấy các ngân hàng đã hoảng sợ tới mức
nào và FED đã quá dễ dàng tới mức nào.
Tháng Chín năm 1930, Roy Yong từ chức chủ tịch Hội đồng
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang để trở thành người đứng đầu
FED tại Boston, một vị trí không chỉ được trả lương gấp hai lần rưỡi
– 30.000 đô-la so với 12.000 đô-la – mà còn mang đến cho ông
chút quyền lực thật sự. Tìm người thay thế tại Hội đồng Thống
đốc chẳng bao giờ là chuyện dễ dàng; trong khi sự suy thoái đang lan