Mười năm 1929, ông và Hjalmar Schatch đã kịp có mặt tại khu resort
Black Forest ở Baden-Baden để tham dự hội nghị các thống đốc
ngân hàng quốc tế nhằm thông qua lần cuối kế hoạch Young
và đưa ra quy chế hoạt động của Ngân hàng thanh toán quốc tế
mới được thành lập. Schatch biết được về các sự kiện diễn ra trên
Phố Wall khi để ý thấy đoàn Mỹ buổi sáng ngày 29 tháng Mười đó
trông rất ủ rũ và đã không giấu nổi niềm hân hoan khi tìm ra
nguyên do. Tới thăm chủ một ngân hàng Thụy Sĩ, ông đã nói rằng
ông hy vọng sự khủng hoảng sắp tới sẽ chấm dứt mọi khoản bồi
thường chiến tranh.
Nhưng trong số những người đứng đầu các ngân hàng Trung
ươ
ng ở châu Âu, Montagu Norman là người cảm thấy bớt căng thẳng
nhất. Cơn khủng hoảng đã đến đúng lúc để cứu đồng bảng Anh. Bị
thuyết phục rằng chính sự gia tăng lãi suất tại Anh vào ngày 26
tháng Chín đã làm bong bóng trên thị trường chứng khoán Mỹ cuối
cùng cũng nổ tung, ông cho rằng các khoản tín dụng đang nằm tại
Mỹ chính là nguyên nhân của sự đổ vỡ của đồng bảng Anh. Ông đã tỏ
ra quá vui mừng, nhẹ nhõm về những sự kiện trên Phố Wall đến
nỗi vào buổi sáng ngày 29 tháng Mười, ngày thứ Ba đen tối, trong
khi cả giới tài chính đang bàng hoàng thì ông ta vẫn giữ cuộc hẹn như
bình thường với họa sĩ Augustin John, người được Ngân hàng Anh trả
tiền để vẽ chân dung ông.
Suốt tuần cuối của tháng Mười và mấy tuần đầu tháng
Mười Một, George Harrison luôn bám sát những diễn biến trên
Phố Wall qua điện thoại đường dài, giọng nói phát đi vọng lại trong
một bầu không khí thường nhật. Ngày 31 tháng Mười, Harrison gọi
điện để vui mừng tuyên bố rằng thị trường đã gần như giảm hết
mức; bong bóng đã bị xì hơi mà không có một ngân hàng nào phải
sụp đổ.