Clément Moret được phong tặng tước hiệu danh dự Đại Hiệp Sĩ trong
hàng phẩm cấp của Đế chế Anh. Nhưng sau khi Anh từ bỏ bản vị
vàng thì Ngân hàng Trung ương Pháp đã phải chịu thiệt hại tới gần
125 triệu đô-la, gấp bảy lần vốn chủ sở hữu của họ. Một ngân hàng
bình thường nếu lâm vào cảnh đó chắc là đã phá sản.
Các ngân hàng trung ương khác, đặc biệt là các ngân hàng của
Thụy Điển, Hà Lan và Bỉ, những nơi đã tin tưởng chắc chắn vào
việc giữ một phần dự trữ của mình bằng đồng bảng Anh trong
suốt những năm 1920 cũng mất một khoản lớn. Ngân hàng Trung
ươ
ng Hà Lan mất toàn bộ vốn – thiệt hại đặc biệt trở nên nghiêm
trọng bởi vài ngày trước khi Anh phá giá đồng tiền, thống đốc
ngân hàng này, quên mất rằng chỉ có thằng khờ mới hỏi một ngân
hàng trung ương về giá trị đồng tiền của họ và chờ đợi một câu trả
lời trung thực, đã hỏi liệu tiền gửi của ngân hàng ông có an toàn
không và đương nhiên nhận được lời xác nhận rất chắc chắn.
Norman quá hổ thẹn bởi sự mất mát của các đồng sự tại các ngân
hàng trung ương khác đến nỗi ông đã nghĩ đến việc đệ đơn từ chức
lên BIS. Thật là một hành động đẹp nhưng không đúng thời điểm –
giống một kẻ phá sản đáng hổ thẹn rút lui khỏi hội chơi của mình –
nhưng BIS đã thuyết phục ông rằng sẽ là không thực tế nếu tổ
chức này hoạt động mà không có sự góp mặt của ngân hàng trung
ươ
ng Anh trong các cuộc họp.
Mùa hè đó, George Harrison đã làm nhiều việc hơn bất kỳ ai
khác để chống đỡ cho châu Âu. Dường như ông đã dành cả mùa hè
để nói chuyện điện thoại đường dài xuyên Đại Tây Dương – chỉ tính
riêng chủ đề cuộc khủng hoảng của khu vực Trung Âu chứ không
phải là một vấn đề thường nhật giản đơn nào đó thì ông và Norman
đã phải trao đổi có khi đến hơn hai mươi lăm lần. Sau khoản vay
đầu tiên cho người Áo từ hồi tháng Năm, khi rất ít người có thể
nhìn thấy trước cơn khủng hoảng sẽ đi tới đâu, FED đã cung cấp