NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 567

Cuộc họp kéo dài đến tận tối. Các chủ nhà băng hồ nghi về ý

tưởng của tổng thống và liên tục đặt câu hỏi tại sao chính phủ và
FED không hành động – chẳng phải rút cục thì FED được tạo ra là để
tránh những cơn khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng kiểu như
thế này hay sao? Hoover trở lại Nhà trắng sau nửa đêm trong tâm
trạng “chán nản hơn bao giờ hết.” Hôm sau, bị Harrison thôi thúc,
các chủ nhà băng đành miễn cưỡng đồng ý thử thực hiện kế hoạch.
Sau đó một vài tuần, quỹ này đã cho vay tổng số 100 triệu đô-la
nhưng cuối cùng cũng khoanh tay đứng nhìn do tư tưởng bảo thủ cực
đoan và sợ mất tiền từ các ông chủ của nó. Thời đại của Pierpont
Morgan vĩ đại và hào hiệp, khi các ngân hàng lớn nhận về mình
trách nhiệm cứu vớt các ngân hàng nhỏ hơn và hỗ trợ sự toàn vẹn của
hệ thống tài chính, đã qua từ lâu rồi.

Các ngân hàng bị bỏ rơi, phong trào tích trữ tiền cùng với giá

vốn tăng cao đã bất ngờ giáng một đòn mạnh lên nền kinh tế Mỹ.
Giữa tháng Chín năm 1931 và tháng Sáu năm 1932, tổng dư nợ tín
dụng của các ngân hàng trong cả nước sụt giảm 20%, từ 43 tỷ đô-la
xuống còn 36 tỷ đô-la. Khi đến kỳ thanh toán, các công ty nhỏ lâm
vào tình cảnh không trả được nợ. Những người cho vay buộc phải chịu
lỗ và đến lượt họ mất đi tấm đệm an toàn về vốn, điều này
đến lượt nó lại làm cho những người gửi tiền ‒ lo sợ cho sự an toàn
của tài sản của mình – càng tìm cách tránh xa các ngân hàng, một
lần nữa nó lại làm thu hẹp các khoản cho vay và vì vậy lại càng có
nhiều công ty không thể trả được nợ. Mặc dù những người gửi tiền
và các ngân hàng hành động riêng rẽ theo cách có thể hiểu được để
bảo vệ bản thân, nhưng hành động của cả hai phía lại đồng thời tạo
ra cái vòng luẩn quẩn của việc thắt chặt tín dụng và sự thất thoát
các khoản cho vay gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ vốn đã suy thoái
trầm trọng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.