một con người thực dụng với đầu óc sắc sảo và có tài đưa ra giải
pháp cho nhiều vấn đề phức tạp.
Cố vấn cho tổng thống về các vấn đề tiền tệ là người đàn
ông ba mươi bảy tuổi, James Warburg, con trai của Paul Warburg -
người được coi là cha đẻ của Cục Dự trữ Liên bang. Sau khi tốt
nghiệp Harrvard, anh chàng Warburg vui tính bắt đầu sự nghiệp
danh tiếng của mình trong lĩnh vực ngân hàng, trở thành giám đốc
điều hành trẻ nhất ở Phố Wall trong khi vẫn có đủ thời gian để
xuất bản thơ trên Atlantic Monthly và viết lời cho vở ca kịch hài
cho nhà hát Broadway, vở Fine and Dandy. Ông từ chối vị trí thứ
trưởng Bộ Tài chính của Acheson, muốn sử dụng ảnh hưởng của
mình như là một cố vấn không chính thức và không được trả lương
của tổng thống, người miêu tả ông là “một con chiên ngoan đạo của
Phố Wall”.
Và cuối cùng, người “tin tưởng mạnh mẽ nhất vào đồng tiền
được đảm bảo bởi kim loại quý” trong số họ là Lewis W. Douglas, vị
giám đốc phụ trách ngân sách ba mươi tám tuổi. Xuất thân từ một
gia đình làm ngành mỏ ở Arizona, Douglas học ở Amherst và được
bầu vào Quốc hội Mỹ từ năm 1927, nơi ông luôn ca ngợi lý lẽ kinh
tế và một ngân sách cân bằng của chính phủ trong suốt cuộc Suy
thoái.
Người đại diện cho tiếng nói của Phố Wall phải là người đứng
đầu Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang, Eugene Meyer.
Nhưng ông tự cảm thấy không thể hòa nhập cùng với chính quyền
mới và đã đệ đơn từ chức vào cuối tháng Ba. Kết quả là Harrison,
đến từ Cục Dự trữ Liên bang ở New York, đóng vai trò là người trung
gian chính giữa giới chủ ngân hàng và Nhà trắng.
Tất cả các cố vấn của Roosevelt, bao gồm cả Harrison, đều
tin rằng để ổn định hệ thống ngân hàng, họ có thể dựa vào các đòn