ngược quá trình thiểu phát và luôn luôn tin chắc giải pháp cho cuộc
Suy thoái là phải đẩy giá cả đi lên.
Vẫn còn một vấn đề theo kiểu “con gà – quả trứng” khác. Làm
thế nào để đẩy giá cả đi lên mà không cần phải đợi kinh tế phục
hồi? Vài năm trước đây khi Roosevelt cần sự giúp đỡ đám cây trong
điền trang của ông ở Hyde Park, bạn và cũng là hàng xóm của ông ở
thung lũng Hudson, Henry Morgenthau đã giới thiệu cho ông một
nhà kinh tế năm mươi chín tuổi còn chưa mấy ai biết đến,
George Warren, giáo sư ngành quản lý nông trại tại Cornell, người mà
Morgenthau từng theo học khi chưa tốt nghiệp.
Vị giáo sư có vóc người thấp và chắc nịch với cặp kính nghiêm
nghị, cách cư xử đứng đắn, một bó bút chì thò ra từ miệng túi áo
trông chẳng hề có chút gì khiến người ta liên hệ ông với một chuyên
gia nông nghiệp. Thực ra ông lớn lên bằng nghề chăn cừu trong
một nông trang ở Nebraska và vẫn sống gắn bó với đồng đất
trong một nông trại rộng năm trăm mẫu bên ngoài Ithaca, New York,
nơi ông trồng các loại cây để thu hoa lợi và nuôi một đàn bò lớn
giống Holstein. Ông đã cho xuất bản rất nhiều đầu sách và cẩm
nang khác nhau về nông nghiệp, bao gồm một công trình chuyên
đề mang tên Alfalfa và một cuốn khác, Điều tra các vườn táo ăn
quả ở Wayne và Orleans County, New York, trong đó ông mô tả một
cách tường tận từ các kỹ thuật khác nhau để trồng táo ở vùng nông
thôn quanh New York đến loại phân bón nào có tác dụng nhất,
ngoài ra còn có một cuốn sách giáo khoa tiêu chuẩn mang tên Nông
trại bò sữa, và hai tham luận hội thảo khác, Các nhân tố của nông
nghiệp và Quản lý nông trại. Ông cũng sáng chế ra một hệ thống
kích thích gà đẻ nhiều trứng hơn. Với tư cách một giáo viên, ông nổi
tiếng coi thường các lý thuyết và cho rằng phải đưa các sinh viên
của mình ra các nông trại làm việc thì mới hiệu quả. Các bài thuyết
giảng kỳ cục có vẻ quê mùa của ông trong các chuyến dã ngoại này