đã trở thành một phần trong các câu chuyện dân gian truyền miệng
của vùng Cornell – “Các bạn sơn mái một cái chuồng ngựa để bảo vệ
nó. Các bạn sơn một ngôi nhà để bán nó. Và các bạn sơn các bức vách
chuồng ngựa chỉ để ngắm nhìn chúng” – mặc dù không ai trong số
các sinh viên của ông đảm bảo là họ hiểu ông muốn ám chỉ điều gì.
Suốt những năm 1920, khi giá cả nông sản tiếp tục đi xuống thì
vị chuyên gia bò sữa, cây cối và gà đẻ này cũng bỏ ra cả một thập kỷ
để nghiên cứu các yếu tố quyết định xu hướng giá cả hàng hóa.
Năm 1932, ông và một đồng sự cho xuất bản nghiên cứu của họ
trong một công trình chuyên khảo tỉ mỉ có tên là Giá bán buôn trong
213 năm: 1720 – 1932, nó tạo tiếng vang lớn nên đến năm 1933 đã
được xuất bản thành sách. Warren đã đưa ra dẫn chứng cho thấy
các xu hướng giá cả hàng hóa tương quan thế nào với sự cân bằng
giữa cung và cầu vàng của toàn thế giới. Khi các phát hiện lớn về
vàng được công bố trên thị trường thế giới và lượng cung tăng
nhanh hơn lượng cầu, giá cả hàng hóa có xu hướng đi lên. Ngược lại,
khi lượng cung mới tụt lại phía sau [so với lượng cầu vàng], nó phản
ánh vào sự sụt giảm trong giá cả các loại hàng hóa. Người ta có thể dễ
dàng phản biện một vài chi tiết trong lý thuyết này – mối liên hệ
không thật sự chặt chẽ bởi hàng loạt nhân tố khác cũng can thiệp vào
và xóa mờ liên kết - trong đó ít nhất cũng phải kể đến các cuộc
chiến tranh. Tuy nhiên, khó mà có thể tranh cãi về kết luận
chung. Sau cùng, dưới chế độ bản vị vàng, có một sự liên hệ trực
tiếp giữa tín dụng ngân hàng và dự trữ vàng – do đó khi có nhiều
vàng thì tín dụng cũng đầy đủ, và điều này đến lượt nó làm tăng
giá cả.
Chính các kết luận về chính sách của Warren mới gây ra nhiều
tranh cãi nhất. Ông lập luận rằng nếu giá cả hàng hóa tụt dốc vì
thiếu hụt vàng thì có một cách để nâng chúng lên là tăng giá của
vàng – nói cách khác là phá giá đồng đô-la. Tăng giá vàng thêm 50%