bẩy truyền thống – mở rộng tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ thị
trường mở ‒ để kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Quan
trọng hơn cả là không ai trong số họ thấy có bất cứ lý do nào để
phải từ bỏ bản vị vàng.
Chỉ có một người muốn chống lại đội ngũ các chuyên gia kinh
tế này – chính là bản thân tổng thống. Roosevelt không hề kỳ
vọng rằng mình sẽ nắm bắt được đầy đủ sự phức tạp của tài chính
quốc tế; nhưng không như Churchill, ông không hề mảy may lo sợ
trước các yếu tố có tính kỹ thuật của vấn đề này – khi được một
trong các cố vấn của mình cho biết điều gì đó là không thể, câu
trả lời của ông là “Vớ vẩn!”. Thay vào đó, ông tiếp cận vấn đề theo
một trực quan thông thường, đến mức các cố vấn kinh tế của ông
phải cảm thấy khó chịu nhưng đổi lại, nó cho phép ông dẹp bỏ mọi
chi tiết phức tạp và đi thẳng vào gốc rễ vấn đề.
Ông có một cách nhìn đơn giản là bởi vì cuộc Suy thoái đi liền với
sự tụt dốc của giá cả cho nên sự phục hồi chỉ có thể đến khi giá cả
thay đổi theo chiều hướng khác đi. Các cố vấn của ông nhẫn nại
giải thích cho ông là ông đã đặt ngược quan hệ nhân quả - nghĩa là giá
cả tăng lên là kết quả của sự phục hồi chứ không phải động lực của
nó. Họ cũng chỉ đúng có một nửa. Bởi trong một nền kinh tế mà
mọi thành phần đều có liên quan đến nhau, thường là không có sự
phân biệt rõ ràng giữa nguyên nhân và kết quả. Đúng là, trong giai
đoạn đầu của cuộc Suy thoái, sự sa sút của các hoạt động kinh tế đã
kéo giá cả đi xuống. Nhưng một khi đã vào guồng, sự rớt giá tự tạo
ra động lực của chính nó. Cùng với việc làm tăng chi phí vay vốn
thực tế, nó hạn chế đầu tư và do đó, làm cho các hoạt động kinh
tế càng thêm yếu đi. Kết quả đã biến thành nguyên nhân còn
nguyên nhân lại biến thành kết quả. Roosevelt có lẽ không thể kết
nối các vấn đề có liên quan một cách thật sự rõ ràng. Nhưng ông
có cảm nhận mang tính trực giác rằng điều căn bản là phải đảo