nói rằng hành động này “sẽ được ủng hộ bởi quy luật của đám đông.
Có thể mọi người chưa hiểu về nó nhưng tôi nghĩ rồi chúng ta sẽ
nhận ra rằng mình đang trải qua một cuộc cách mạng còn mạnh mẽ
hơn cả Cách mạng Pháp”.
Những ngày sau quyết định của Roosevelt, trong khi đồng đô-la
giảm giá so với vàng, thị trường chứng khoán tăng lại giá lên đến
15%. Các thị trường tài chính gần như tuyệt đối tin tưởng vào động
thái này. Thậm chí ngay cả các chủ ngân hàng Morgan, từng nằm
trong số những người bảo vệ bản vị vàng trung thành nhất, cũng
không thể không lên tiếng chúc mừng. Russell Laeffingwell viết
cho tổng thống “Quyết định rời bỏ vàng của ngài đã cứu cả nước
thoát khỏi sự sụp đổ toàn diện”.
Tách đồng đô-la ra khỏi vàng tạo ra cơ sở thứ hai cho sự thay đổi
đáng kể trong quan điểm của mọi người về nền kinh tế trong mùa
xuân năm đó, điều đã manh nha bắt đầu từ khi kế hoạch giải cứu
ngân hàng được đưa ra. Harrison, bị thúc ép hành động bởi mối đe
dọa là chính phủ có thể sẽ phát hành tiền không đảm bảo, đã bơm
khoảng 400 triệu đô-la vào hệ thống ngân hàng trong sáu tháng sau
đó. Sự kết hợp giữa niềm tin được phục hồi vào các ngân hàng,
một FED mới năng nổ, và một chính phủ có vẻ đang tập trung một
cách có chủ ý vào việc đẩy giá cả lên cao đã phá tan tâm lý lo ngại về
giảm phát, một sự thay đổi được phản ánh trong hầu hết các chỉ
số. Suốt ba tháng sau đó, giá bán buôn tăng đến 45% và giá cổ
phiếu tăng gấp đôi. Với việc giá cả tăng lên, chi phí vay tiền thực
tế tụt hẳn xuống. Các đơn đặt hàng mới cho máy móc hạng nặng vọt
lên 100%, doanh số ô tô cũng tăng gấp đôi, tổng sản lượng công
nghiệp tăng đến 50%.
Nếu như quyết định tách đồng đô-la ra khỏi vàng gây chia rẽ
trong cộng đồng ngân hàng Mỹ thì nó lại khiến giới chủ ngân hàng
châu Âu thống nhất với nhau – khiến Will Rogers phải buông một