lời châm chọc khác: nếu cả Anh và Pháp đều chống đối thì đó
hiển nhiên là điều tốt nhất nên làm.
Sau khi đồng bảng bị đẩy ra khỏi hệ thống bản vị vàng một cách
bẽ bàng, Montagu Norman có vẻ như không thể chịu đựng thêm được
nữa. Ông ta thấy mình đang đi trên một con đường không có bất cứ
biển chỉ dẫn thông dụng nào còn tất cả sự tự tin của ông trước kia
đều đã biến mất. Như ông thú nhận trong Bài diễn văn thường
niên tại Nghị viện năm 1932, “Khó khăn là quá lớn, nguồn lực quá
hạn chế còn các tiền lệ thì chưa hề có, do đó tôi mù tịt khi tiếp
cận toàn bộ chuyện này… Nó vượt quá khả năng của tôi – tôi thừa
nhận là, đối với tôi, đến tận giờ phút này, con đường phía trước vẫn
mù mịt vô cùng”.
Mặc dù giới báo chí vẫn bị ông làm cho mê hoặc một cách kỳ lạ,
giọng điệu của họ trong các tin tức về ông đã thay đổi – nó giờ đây
ngụ ý một sự nhạo báng. Khi ông đến Mỹ tháng Tám năm 1932, tạp
chí Time miêu tả ông là “một quý ông điển trai, râu quai nón lịch lãm
với một chiếc mũ cong vành màu đen và phong thái bí ẩn của nhân
vật chính đầy mưu mô trong một vở opera Ý. Tờ New York Times thì
lớn tiếng quở trách ông vì “việc đến và đi một cách bí hiểm, việc
ông chấp nhận biệt danh “giáo sư Lừa đảo ngồi Xe bốn bánh” để
giấu giếm những điều có vẻ chỉ là một kỳ nghỉ đơn thuần” và “sự
yêu thích của ông đối với vai trò người đàn ông bí ẩn của thế giới”.
Khi ông bỏ đi biệt hiệu này trong chuyến công du đến Mỹ một
năm sau đó, tờ New York Post đã không thể kìm nén mà chế giễu
rằng:
Hãy trục xuất kẻ khó chịu này đi:
Chúng ta có chuyện cần giải quyết với Montagu Norman,
thống đốc Ngân hàng Anh. Ông đã được nước Mỹ đón tiếp nồng