Litvinov của Liên bang Xô Viết, nước đã tự tách mình ra khỏi nền
kinh tế thế giới cũng tham dự.
Vụ cãi vã lớn đầu tiên của hội nghị là về quyền chủ trì. Trước
khi sang châu Âu, người Mỹ tin là người ta đã hứa để họ làm việc này.
Đến London, họ mới biết rằng Bộ trưởng Tài chính Pháp, Georges
Bonnet, cũng thèm muốn vị trí đó. Dù sao thì đây cũng là một hội
nghị tiền tệ quốc tế và Pháp là cường quốc duy nhất vẫn duy trì
chế độ bản vị vàng. “Với việc Washington quyết tâm giảm giá đồng
đô-la, chúng tôi không thể để người Mỹ ngồi vào ghế chủ tịch”
Bonnet tuyên bố. “Với việc Pháp vi phạm các cam kết trả nợ”,
James Cox đáp lại, nhắc đến việc Pháp không trả đúng hạn các
khoản nợ chiến tranh, “chúng ta không thể để người Pháp làm chủ
tịch”. Mọi việc tan vỡ cũng từ đó.
Trong những ngày đầu tiên của hội nghị, khi hơn một nghìn
người bị nhét vào một bảo tàng bé tẹo và thông gió kém, mỗi nước chỉ
được phép có một bài diễn văn khai mạc trong mười lăm phút – để
dịch xong số này, cũng phải mất trọn bốn ngày. Hỗ trợ cho phái
đoàn Mỹ là một đội ngũ các chuyên gia tài chính, bao gồm Warburg,
Harrison và Oliver Sprague, giáo sư kinh tế tại trường Harvard, cựu
giáo viên kinh tế của Roosevelt, một cố vấn lâu năm cho Ngân
hàng Anh và hiện là cố vấn cho Bộ Tài chính Mỹ. Họ đều đến
London mang theo một niềm tin – có lẽ vì họ muốn tin như vậy –
rằng tổng thống đã ủy quyền cho họ đàm phán một thỏa thuận
nhằm bình ổn các đồng tiền.
Nhưng nhận ra rằng việc tranh cãi về các đồng tiền chủ chốt
trong một diễn đàn có hơn một nghìn đại biểu sẽ nhanh chóng trở
nên rời rạc, họ quyết định tiến hành thảo luận ở hậu trường. Dẫn
đầu bởi ba thống đốc ngân hàng lớn tại hội nghị - Harrison của
Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, Norman của Ngân hàng Anh
và Moret của Ngân hàng Pháp – một đội ngũ được tuyển lựa tập trung