tại Ngân hàng Anh, tránh mọi sự chú ý để bàn thảo về một sự dàn
xếp nhằm bình ổn các đồng tiền. Trong vài ngày, có vẻ như là
“Câu lạc bộ Tinh hoa nhất Thế giới” đã quay trở lại hoạt động.
Họ gần như đã đạt được một thỏa thuận – nó có lẽ sẽ bao gồm
việc cho phép đồng bảng đứng ở mức thấp hơn 30% giá trị gốc của
nó trong chế độ bản vị vàng, đồng đô-la được đẩy lên mức chỉ thấp
hơn 20% so với mệnh giá, đồng franc giữ nguyên giá trị, do đó đưa
Anh thành nước có lợi thế giá vừa phải và định giá sàn cho các đồng
tiền, điều mà người Pháp đang đòi hỏi – đó là theo những tin tức
lọt ra ngoài. Mặc dù họ mới chỉ đồng ý tiến hành một nỗ lực tạm
thời để ổn định tiền tệ trong khoảng thời gian giới hạn là trong khi
diễn ra hội nghị nhưng thị trường tài chính New York, lo sợ phải quay
lại bản vị vàng và các thử nghiệm của Roosevelt với lạm phát sẽ
chấm dứt, đã trở nên rối loạn. Giá cả hàng hóa giảm 5% và chỉ số
Dow mất 10% giá trị. Roosevelt, người lúc ấy đã bắt đầu thấy
các dấu hiệu phục hồi qua trao đổi hàng hóa và thị trường chứng
khoán, cấp tốc gửi điện cho các đại biểu Mỹ, nhắc nhở họ một cách
ngắn gọn là họ ở đó để tập trung vào các kế hoạch phục hồi kinh
tế chứ không phải để bị lôi kéo vào nỗi ám ảnh của châu Âu về ổn
định tiền tệ.
Hơn thế nữa, Nhà trắng có những hành động bất thường khi
phủ nhận bất cứ thông tin nào về các hoạt động của Harrison,
nhắc đi nhắc lại rằng ông ta không phải là đại diện của chính phủ
mà là đại diện của FED New York, một thực thể độc lập. Cảm thấy bị
giấu giếm và phản bội, Harrison quay trở về New York – ông nói
với bạn bè là “ông cảm thấy như bị một con la đá hậu vào giữa mặt”.
Đó là một bài học cho thấy những tháng ngày trước đây của “Câu lạc
bộ Tinh hoa nhất Thế giới”, khi thống đốc các ngân hàng Trung
ươ
ng gặp riêng nhau để có thể đề ra các điều kiện tín dụng và tiền
tệ mà không cần bận tâm đến các chính trị gia, đã qua rồi.