ở Châu Đốc, lụa Tân Châu, cùng các loại cẩm nhung, cẩm vân, cẩm tự, cẩm
trước, cẩm cuốn, cẩm quệt, cẩm kim… (cẩm là loại hàng lụa, còn gọi là
“gấm”).
Cẩm nhung có nhiều loại màu, đem ra ánh sáng mặt trời thì thấy có vạch
sáng rờn rợn. Cẩm vân, màu trắng, màu vàng, là hàng dệt nền khô bông
mướt hình cụm mây. Cẩm tự màu đen nền ướt bông khô, dệt hình chữ thọ,
Cẩm trước màu đen hay trắng, nền ướt bông khô, dệt hình lá trúc. Cẩm
cuốn dệt bông hình quyển sách cuốn tròn, có buộc nơ. Cẩm quyệt dệt bông
hình trái quýt có đeo hai chiếc lá. Cẩm kim dệt hình mũi kim nhỏ, thuộc
loại nền khô bông ướt. Lại còn cẩm sen loại nền khô bông ướt, dệt hình
bông sen. Nếu kêu cho đúng nghĩa phải gọi cẩm quýt là “cẩm quất”, cẩm
kim là “cẩm châm”,“cẩm sen” là “cẩm liên”, cẩm cuốn là “cẩm thư” để
tránh tiếng Hán ghép vào tiếng Nôm.
Hàng cẩm tự chỉ để dành may quần. Còn các loại hàng cẩm vân, cẩm cúc,
cẩm kim, cẩm sen… để dành may áo. Ngoài ra còn dùng để may áo lẫn
quần là cẩm nhung, cẩm cuốn, cẩm trước, cẩm quýt. Cẩm vân còn có thứ
màu tím. Cẩm nhung ngoài màu trắng màu đen, còn có màu tím, màu
hường, màu mắm ruốc, màu khói nhang. Về sau, có thứ cẩm phụng mình
khô dệt chim phụng đang bay, thường có màu đen hay màu trắng. Người
hay chữ thời trước gọi cẩm là “gấm”. Ở Tây Ninh, chỗ gần ngã rẽ vào chợ
Long Hoa, có một địa danh gọi là Cẩm Giang (Sông Gấm). Cắt nghĩa hiện
tượng này có người lớn tuổi hiểu biết chuyện xưa nói rằng: “Cách nay non
một thế kỷ, chỗ này là con rạch đầy rau mát (còn gọi là lục bình, hay bèo
Nhựt Bản?) trổ bông màu tím như gấm nên mới đặt tên là Cẩm Giang. Tại
tỉnh Tứ xuyên (chỗ hợp lưu 4 con sông, gần ngay tỉnh lỵ) bên Trung Quốc,
cũng là quê hương của các loại cẩm lụa. Tương truyền lụa sản xuất tại Tứ
Xuyên, đem giặt dưới sông này thì trở nên trong sáng, đẹp hơn, nên họ đặt.
tên sông ấy là “Cẩm Giang”.
Về sau, bà Tư Nói nhờ một ông thầu khoán ở chợ Gò Công gọi là ông Tư
Bảy, cất cho bà một cái nhà ba căn hai chái, nền cẩn đá da quy (giống như
vảy rùa), nền cao tới ngực, mái lợp ngói lưu ly. Để có thứ ngói này, ông