thầu khoán Tư Bảy phải đặt mua Lái Thiêu. Ngói lưu ly là ngói móc (có
người gọi là ngói vảy cá, vì có cái móc để cày vào sườn nhà khi lợp giống
như lớp vảy cá, hoặc vảy rồng được tráng men bóng lộn. Ông Tư Bảy mua
ngói lưu ly tráng men vàng và ngói lưu ly tráng men lục để lợp nhà bà Tư
Nói. Ngói vàng, dưới ánh mặt trời, thì có màu men chậu xứ Giang Tây. Vào
mùa gặt lúa vào giữa tháng Chạp tới giữa tháng Giêng, mỗi ngày hàng chục
chiếc xe bò chớ lúa tới lẫm (vựa lúa) của bà Tư Nói để đong lúa cho bà.
Tuy có nhà đẹp, nhưng bà Tư Nói thích ở căn tiệm bán lãnh lụp xụp của
mình, còn ngôi nhà nguy nga tráng lệ của bà, dành cho gia đình bà Bảy em
(em gái ruột của bà. Khi bà qua đời, bà Bảy em (chớ không phải Em) làm
cái nhà mồ cho bà. Ngôi nhà mồ nguy nga đồ sộ không thua phủ thờ (nơi
thờ bà Từ Dụ Thái hậu, cách chợ Gò Công 4 cây số). Khi bà Từ Dụ mất,
được an táng tại Vạn Niên Cơ (Khiêm Lăng) ở ngoài Huế, nhưng con cháu
của Phạm Đăng Hưng ở Gò Công thuộc hàng quốc thích, xúm lại lập đền
thờ bà, gọi là “Phủ thờ.” Hồi trào Tây lẫn trào Bảo Đại, các con cháu của
dòng họ Phạm Đăng khỏi đóng thuế thân lẫn thuế điền cho nhà nước.
Người giàu thứ hai là ông Tri phủ Huỳnh Đình Khiêm ở làng Đồng Sơn.
Đất Đồng Sơn thuộc vùng có mùa nước mặn lẫn mùa nước ngọt, nên có thể
lập vườn. Lập vườn có huê lợi bán quanh năm, còn làm ruộng chỉ được một
mùa lúa. Dân Gò Công ở vùng Tân Niên Đông, Tân Niên Tây, Kiểng Phước
vì gần biển, nên có nước ngọt khi có mưa già, nên khó lập vườn. Họ chỉ làm
ruộng được vào đầu mùa mưa. Ông Phủ Khiêm nhờ có ruộng lẫn vườn nên
mau giàu. Ông là ông ngoại của luật sư Nguyễn Hữu Châu, nguyên Bộ
trưởng dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Châu là rể của luật sư
Trần Văn Chương, chồng trước của bà Trần Lệ Chi, là anh em cột chèo với
ông Ngô Đình Nhu.
Người thuộc hàng dân giã, giàu thứ nhì ở Gò Công là ông Hội đồng
Nguyễn Văn Hạc (tên một loài chim). Ông có một người con gái đầu lòng,
tên là cô Hai Én. Mấy người em trai của cô Hai Én, đều có tên thuộc loài
chim ở miền đồng bang sông Cửu Long. Đó là cậu Ba Nhạn, cậu Tư Quắc,
cậu Năm Sắt, cậu Sáu Sẻ, Bảy Trích và Tám Diệc. Cô Hai Én kết hôn với