bậc nhứt tại Gò Công là gia đình họ Phạm Đăng. Xuất phát từ Quảng Ngãi,
dòng họ Phạm Đăng theo đoàn người di dân trong đợt Lễ Thành Hâu
Nguyễn Hữu Cảnh chiêu mộ, đã đến Gò Công, cất nhà ở tại giồng Sơn Quy.
Phải đợi hai thế hệ sau họ Phạm Đăng có người ra làm quan cho tân triều
tới chức Thượng Thư, một trong tứ trụ của triều đình. Phạm Đăng Hưng có
con gái là Phạm Thị Hàng, gả cho vua Thiệu Trị tức Từ Dụ, mẹ ruột vua Tự
Đức. Gò Sơn Quy cũng là quê hương của cô Đinh Thị Hạnh, thứ phi của
Thiệu Trị. Đinh Thị Hạnh sinh con trai trước bà Từ Dụ, đặt tên Hồng Bảo,
tước An Phong Công, nhưng không được nối ngôi, mặc dầu là con trưởng.
Việc này đã lạo ra cuộc đảo chính vua Tự Đức bất thành. Hồng Bảo bị bức
tử trong ngục. Các con của Hồng Bảo phải đổi theo họ Đinh của mẹ (Đinh
Đạo). Ông Nguyễn Hữu Hào và vợ là bà Lê Thị Bính (con gái ông Huyện sĩ
Lê Phát Đạt) đã sinh ra Nguyễn Thị Hữu Lan tức Nam Phương Hoàng hậu
sau này. Nhà giàu xưa thuộc hàng dân giả có nhiều người có tiếng tăm như
ông Phủ Huỳnh Đình Khiêm ở làng Đồng Sơn, ông Hội đồng Nguyễn Văn
Hạc, ông Phủ Hải… Theo nhà văn Hồ Trường An cho biết:
“Người giàu nhứt tỉnh Gò Công là “Bà Tư Nói”, tên trong khai sinh là
Lâm Tố Liên. thuở hàn vi, cô Tố Liên bán trầu cau tại chợ Gò Công hồi Tây
mới qua. Cô Thiên không chồng con. Cô góp nhóp tiền mua một mẫu
ruộng. Sau đó, lần hồi cô mua may bán đắt, lại có huê lợi của mẫu ruộng,
nên cô sắm thêm ruộng. Công cuộc làm ăn càng lúc càng thạnh vượng, cô
bỏ nghề bán trầu cau, mở tiệm bán tơ lụa nho nhỏ. Vào tuổi ngũ tuần, Lâm
Tố Liên có lợi tức 400 mẫu ruộng tốt, giàu bực nhì ở Gò Công, ăn đứt ông
Phủ Huỳnh Đình Khiêm (Phủ hàm) ở Đồng Sơn, ông Cai tổng kiêm Hội
đồng Nguyễn Văn Hạc, ông Huyện Quái, ông Phủ Hải, ông Hội đồng Đinh
Nhựt Chu…
Khi lớn tuổi, cô Lâm Tố Liên được dân Gò Công kêu bang “Bà Tư Nói”.
Tiệm của bà bán đủ thứ lãnh: Lãnh Bưởi ngoài Bắc, lãnh Nam Vang, lãnh
Tân Châu, lãnh Thượng Hải (lãnh trơn, lãnh bông). Ngoài ra, bà còn bán
những hàng lụa sản xuất trong nước như lụa Hà Đông ở ngoài Bắc, lụa Duy
Xuyên ở Quảng Nam, the La Cai, the và xuyến đất Diên Khánh, hàng Cẩm