tức “tứ linh,” nên làng nào nằm trong cuộc đất “tứ linh”, sẽ vượng phát phú
quý. Các làng Sơn Quy, Tân Niên Đông, Tân Niên Tây, Bình Thành…
chính là nơi phát tích các thế gia vọng tộc của Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ này.
Đây là quê hương của các ông Phủ hàm Khiêm (Huỳnh Đình Khiêm), Phủ
Bảy Lê Quang Liêm, Phủ Hải cùng nhiều nhà giàu lớn khác. Hôi mấy mươi
năm trước, ở vùng Gò Công có lưu truyền mấy câu hát:
Bóng lân đã hiện Gò Đông,
Rùa về quy tụ bên sông Tây Đài.
Phụng trương cánh Bắc lố mày,
Rồng thiêng uốn khúc Nam Nhai ẩn mình.
Dưới con mắt của các nhà địa lý phong thuỷ, chính đây là thế đất có các
huyệt Châu Trước, Thanh Long, Bạch Hổ… ai có hài cất tổ phụ được an
táng vào những nơi đó, con cháu sẽ trở nên giàu sang phú quý. Thế đất “Gò
Sơn Quy” nằm ven một con sông nhỏ, nối rạch Hàng chảy qua chợ Gò
Công, là nơi có nước ngọt, phù sa tân bồi, là noi lập vườn, làm ruộng đều
tươi tốt. Đất linh sinh người tài tuấn. Phụ nữ ở đây nhiều người xuất sắc,
quê của thân phụ Nam Phương Hoàng hậu, hay những người dân giã như cô
Nguyễn Thị Kiêm (Manh Manh nữ sĩ), bà Nguyễn Đức Nhuận (nhũ danh
Cao Thị Khanh), chủ nhiệm tuần báo Phụ Nữ Tân Văn nổi tiếng ở Nam Kỳ
(1928-1933), bà Phan Thị Bạch Vân, sáng lập “Nữ Lưu Thơ Quán” xuất
bản nhiều sách kêu gọi lòng yêu nước, đến nỗi thực dân lo sợ, phải cấm và
bắt bà đưa ra toà… Một thiếu nữ khác, học giỏi, yêu nước, thuộc hạng
thượng lưu xã hội là bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương. Bà Sương sinh năm
1910, được gia đình cho qua Pháp du học rất sớm lúc mới 17 tuổi. Tại đây,
bà Sương học các trường Lyceé de Varsailles (Nice), rồi qua Aix En
Provence, tốt nghiệp Tú tài Triết học. Sau đó bà lên đại học ban Lý Hoá và
đỗ vào trường thuốc. Năm 1940, bà Nguyễn Thị Sương là người phụ nữ lục
tỉnh đầu tiên đậu Y khoa bác sĩ. Bà là lãnh tụ Thanh nữ Tiền phong hoạt
động mạnh ở Sài gòn năm 1945, nhưng sau bị Việt Minh giết vì uy tín của
bà đối với quần chúng quá lớn. Chồng bà, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký thuộc nhóm
Trotskyist, cũng chịu chung số phận với bà. Thuộc hàng thế gia vọng lộc