nhà máy xay lúa mọc lên khắp nơi: Nhà máy xay lúa của Lê Văn Tiết ở Chợ
Lớn, mỗi ngày xay được 16 tấn gạo; nhà máy xay của Nguyễn Thành Liêm
ở Mỹ Tho, ông Lê Phát Vĩnh, con trai ông Huyện sĩ lập nhà dệt sa-ten, the
lụa ở Sài gòn, sử dụng 50 công nhân… Thời điểm này cũng là lúc các nhà
giàu có kiến thức Tây học xuất vốn lập đồn điền cao su, trà, cà phê.
Ông Chiêu công khai ủng hộ lập trường “Pháp Việt đề huề” của A.
Sarraut:
“Ao ước hai nước Pháp Nam sẽ hợp tác đề huề và ra vẻ hoài nghi vấn đề
“độc lập, giải phóng” còn mơ hồ trong tương lai, một vấn đề mà bọn trẻ
cách mạng vừa được 20 tuổi đời, đang háo hức đòi hỏi”.
Nói về sự xuất hiện bí mật của những phần tử cộng sản tại Đông Dương,
ông Chiêu nói: “Cộng sản là những hiệp sĩ mang dấu hiệu búa liềm, đang
mở cuộc tảo thanh chống guồng máy cai trị của chúng ta”. (La Tribune
Indochinoise ngày 9-5-1924)
Khi tờ “La Tribune Chinoise” ra đời, đảng Lập hiến đã:
- Tạo riêng thế đối thế ôn hoà, có uy tín trong giới tư sản, trí thức Nam
Kỳ. Ban Giám đốc tờ báo cứ ung dung theo đường lối hợp tác giữa kẻ thống
trị và bị trị.
- Tiếng nói của những nhà giàu, hấp thụ văn hoá Tây phương.
- Những cây viết: Trần Văn Khá, Bùi Quang Chiêu, Lê Quang Liêm,
Nguyễn Phan Long… đều nhứt loạt cổ động cho đường lối này.
Chúng ta thường nghe ông bà nhắc lại hồi thập niên 1920, 30 ở Nam Kỳ
gần như tỉnh nào cũng lập hội “Canh nông tương tế- tín dụng (Société
Indigène de Crédit Agricole Mutuel), cứ tưởng đây chỉ là một hội tương tế,
hiếu hỉ. Thực ra, đó là một tổ chức tập họp các điền chủ ở Nam Kỳ, để đối
phó với Hoa kiều độc quyền mua bán lúa gạo. Chính các hội “Canh nông
tương tế – tín dụng” ấy khuyến khích các đại điền chủ ở mỗi tỉnh lập nhà
máy xay lúa, bán thẳng ra ngoài không qua trung gian của Hoa kiều. Hội
Canh nông tương tế – tín dụng thành lập sớm nhất ở Nam Kỳ là Mỹ Tho
(1912). Sau đó, gần như tỉnh nào cũng có. Mục đích chính của hội là lập ra