Cùng một hành động mà người quốc gia làm thì bị kết tội, còn cộng sản làm
thì có công!
Khi Toàn quyền Varenne vô Sài gòn, ông Chiêu đưa yêu sách, nhưng
Varenne từ chối “vì ngoài thẩm quyền”. Ông cho biết chỉ có Quốc hội Pháp
mới có quyền. Do đó, ông Chiêu nhứt định qua Pháp vận động (1926). Tuy
vậy, mối hy vọng đó không thành tựu. Ông Bùi Quang Chiêu trở về Sài gòn
tay không. Khi ông về tới Sài gòn, lớp trí thức tư sản tổ chức biểu tình đón
ông tại bến tàu. Đồng thời, những tay thực dân, chủ đồn điền, vốn coi Nam
Kỳ là vương quốc của họ, cũng huy động một nhóm người quá khích, tổ
chức cuộc phản biểu tình để phá rối. Hai bên xô xát hỗn loạn. Tờ “Đông
Pháp thời báo” thuật lại biến cố đó như sau: “một cảnh trí ngoài sự tưởng
tượng của người ta: Dân chúng nườm nượp kéo đến bên tàu Nhà Rồng như
nước lũ. Đường nào đường nấy chật nức người ta, từ trước Sở Thương
Chánh cho tới Quai de Belgique, qua cầu, thẳng tuột tới bến tàu. Tàu tới trễ,
dân chúng lũ lượt tới chúng đông. Ngẫu nhiên vì vụ Nguyễn An Ninh bị bắt
mà Chiêu được nhân dân tiếp đón long trọng. Cả ngàn thanh niên hộ tống đi
hai hàng, tay đeo băng vàng, huy hiệu đảng Jeune An nam, vừa đi chậm
theo Bùi Quang Chiêu vừa hô khẩu hiệu: “Phải thả Nguyễn An Ninh”. Phía
phản biểu tình của Pháp cho người nhào vô phá hoại. Một tên Tây con, côn
đồ lẻn vào gần và đá đít Bùi Quang Chiêu một cái. Thế là dân chúng như
nước vỡ bờ, túa chạy theo đánh đấm mấy chú Tây. Nếu không có cảnh sát
can thiệp kịp, thế nào cũng có án mạng, người chết”. (“Nguyễn An Ninh”
của Phương Lan, trang 157).
Khi ở Pháp, ông Bùi Quang Chiêu có viết một loạt bài báo đăng trên tờ
“Việt nam hồn” của ông Nguyễn Thế Truyền. Nói về lai lịch tờ “Việt nam
hồn”, cụ Đặng Hữu Thụ, tác giả sách “Nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền”
sưu tầm tài liệu tại các văn khố Pháp, cho biết:
“Việc ra báo “Việt nam hồn” bằng tiếng Việt là ý kiến của ông Nguyễn
Ái Quốc. Vào khoảng cuối năm 1922 đầu năm 1923, Quốc phổ biến trong
giới Việt kiều ở Pháp một tờ truyền đơn, kêu gọi họ mua báo này, do chính