học), sau đó anh mới học năm thứ bậc trung học, tương đương lớp 7 phổ
thông hiện nay. Anh vào trường Dục Thanh Phan Thiết, làm trợ giáo là do
sinh kế trước hết…
Cho nên khi xuống tàu xuất dương, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành
đang ở tâm trạng phẫn chí và bế tắc: Việc học dở dang, ông thân sinh bị
“đứt gánh” đột nhiên trên đường hoạn lộ, anh ra đi để cứu mình trước hết
tìm việc, tìm nghề và phần nào để giúp gia đình.
Vừa đến Pháp, từ Marseille anh Thành nộp đơn xin vào trường Thuộc địa
(15-9-1911), và bị từ chối. Bộ Thuộc địa cho rằng số được nhận vào quá ít,
phải dành cho con những quan lại cao cấp bản xứ. Và phải có học vấn khá.
Sau đó, anh đi làm bồi tàu, có lúc mơ sẽ làm maitre d’hôtel (chủ khách sạn
hay chủ cửa hàng ăn). Trong đơn từ, anh dùng những công thức như “Xin
ngài nhận nơi đây lòng trung thành của một kẻ tôi thuộc… “, có lúc còn tự
nhận là người hàm ơn “công khai hoá của mẫu quốc”…
Còn những nhà việt sử Hà Nội theo lịnh của đảng tô về ông Nguyễn Sinh
Sắc (thân phụ Thành- một nhân vật cách mạng kiên cường, chống thực dân
Pháp nên mất chức là cố tình bịa đặt sai sự thật. (“Mặt Thật”, Thành Tín,
trang 97).
Nói về quan điểm chính trị của Nguyễn Ái Quốc sau này, xin trích một
đoạn trong bức thư của Phan Chu Trinh gởi Nguyễn Ái Quốc ngày 18-2-
1922:
“Bấy lâu nay, tôi cùng anh và Phan Văn Trường đàm đạo nhiều việc. Mãi
tới bây giờ anh vẫn không ưa gì cái phương pháp “khai dân trí, chấn dân
khí, hậu dân sinh” của tôi. Còn tôi lại không thích cái phương pháp “ngoạ
ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài, kéo người tài từ
trong nước ra, đợi thời cơ để dễ trở về gấp) của anh… Bởi phương pháp bất
hoà mà anh đã nói với Phan (Văn Trường) là tôi là hạng hủ nho, thủ cựu”.
Cái điều anh gán cho tôi đó, tôi chẳng giận anh tý nào cả, bởi vì suy ra thì
tôi đã thấy rằng: Tôi đọc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tưởng hết sách vở
ở cái đất văn minh này…”.