được việc của bà thì thôi. Nhiều người lỡ nhổ mạ rồi, cơm nếp vừa nấu chín
để sáng gánh ra ruộng cho thọ cấy ăn, năn nỉ với bà, bà thản nhiên:
- Vậy mạ của tao nhổ rồi, để đó cho nó hư hay sao?
- Tao cũng nấu xôi, cơm nếp cho thợ cấy ăn rồi?
Rốt cuộc họ cũng phải cấy cho bà. Trong lúc họ cấy, bà cho đầy tớ bơi
xuồng theo để kiểm soát chung. Chúng ta thường nghe các điền chủ ăn ở
bạc ác, bóc lột tá điền, kẻ ăn người ở trong nhà, nhưng chưa biết họ tàn ác
ra sao. Vẫn theo lời kể của cụ bà, thân mẫu nhà văn Xuân Vũ, bà Hai Sang,
chị ông Hội đồng Hoài bị mùa mắt, chỉ thấy lờ mờ. Tuy vậy, mỗi khi thợ
cấy xuống ruộng, bà ngồi xuồng theo để coi chừng. Có khi công việc làm
nhiều quá, bà bắt họ phải cấy từ sáng sớm tới khi lên đèn, tức là lúc chạng
vạng tối. Một lần, các thợ cấy tới tối mịt mà chưa xong, bà nói:
- Trời tối chưa bây?
- Dạ thưa bà, tối quá không thấy đường!
Bà liền dùng cây dầm bơi xuồng, đánh túi bụi vào người ấy, vì họ dám
nói “tối quá”, bà suy luận họ châm chọc bà, kêu ngạo bà mù loà.
- Mồ tổ cha tụi bây, ngạo tao hả?
Còn dưới đây là tình cảm của những người tá điền đến kỳ gặt lúa, nhưng
không có đủ lúa đong trả nợ: “Một lần, tôi đến thăm một anh bạn ở Sóc
Trăng, nhằm lúc tá điền tới góp lúa. Hai ba nông phu, kẻ năm sáu chục tuổi,
ngồi bệt xuống gạch, chắp tay xá ông thân của anh bạn tôi, làm hương cả,
để xin thiếu ít chục giạ lúa ruộng vì đất mới còn phèn, lại bị cua, chuột
phá… Ông hương cả có vẻ xiêu lòng. Muốn mau có kết quả, mấy người tá
điền bèn quy lại, chắp tay, cúi đầu xá anh bạn tôi, lúc ấy mới ngoài hai
mươi tuổi…
-Chúng lôi lạy cậu Hai, cậu…
Anh bạn tôi cũng đứng dậy và ông thân của anh vội xua tay, bảo họ
xuống nhà dưới ngồi chờ.
Khi họ đã khuất, anh bạn tôi bảo tôi: