NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 103

BÉ HẠNH PHÚC: ĐẤT TRỒNG

Quy luật trí não

Não bộ khao khát kiếm tìm cộng đồng

Sự thấu cảm làm dịu cơn căng thẳng

Gọi tên cảm xúc xoa dịu giông tố

BÉ HẠNH PHÚC: ĐẤT TRỒNG

thèm CÀ RỐT đâu!” Tyler, cậu nhóc 2 tuổi hét lên với mẹ. Rachel cố sức thuyết phục cậu con

trai ăn các loại thực phẩm hợp lý hơn, thay vì chỉ say mê bánh kẹo. “BÁNH QUY! Tyler muốn ăn

BÁNH QUY cơ!” Tyler lăn ra, khóc gào, đập tay bùm bụp lên sàn. “BÁNH QUY! BÁNH QUY!

BÁNH QUY!” Nó giở trò ăn vạ. Từ khi Tyler phát hiện ra món bánh quy rắc vụn sô-cô-la, lúc nào

thằng bé cũng nằng nặc đòi ăn bằng được món này.

Rachel vốn là một chuyên viên marketing quy củ, có óc tổ chức nay lui về làm nội trợ. Cô vốn

hiếm khi mất kiểm soát. Nhưng những cơn cuồng nộ dữ dội này thì thật quá sức chịu đựng và

không có cách nào né tránh nổi. Nếu Rachel rời khỏi phòng, Tyler sẽ vụt biến thành một cái

ngư lôi. Thằng bé ngừng khóc ngay lập tức lúc thấy mẹ rời đi, rồi khi xác định mục tiêu là bà

mẹ, nó sẽ lại lăng mình xuống sàn, tiếp tục bùng nổ những cơn khóc gào. Và lần nào cũng như

lần nào, Rachel đều nổi trận lôi đình, sau đó trốn biệt đi, đôi khi là nhốt mình trong phòng tắm

và bịt chặt tai. Cô tự nhủ rằng bất cứ cảm xúc nào – vui sướng, sợ hãi, giận dữ – dù là của cô hay

của đứa con trai kia, đều không nên bộc lộ ra ngoài. Cô hy vọng Tyler cuối cùng sẽ học được

cách cư xử, nếu để mặc nó tự xoay xỏa. Vậy mà, lối cư xử của Tyler chỉ càng tệ hơn. Rachel cũng

vậy. Không khí nặng nề tích tụ buổi sáng, và kéo theo là cả ngày giông tố. Càng ngày, Rachel

càng trở nên bồn chồn và mất bình tĩnh hơn, giống hệt cậu con trai. Không một thứ gì trong

cuộc sống của cô – dù là công việc hay đời sống riêng – giúp cô chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu

với những thứ như thế này. Cô muốn mình sẽ kiên nhẫn uốn nắn con mỗi ngày, nhưng khi

Tyler cư xử như vậy, cô cảm giác như gánh nặng của mấy ngày ồ ạt dồn vào tấn công cô cùng

một lúc.

Bất kể những ức chế thất thường mà chúng ta đã bàn luận trong chương trước, thì các bậc cha

mẹ luôn có thể thực hiện những việc cụ thể để gia tăng khả năng có được một đứa con hạnh

phúc. Tôi bắt đầu chương này với cơn giận dữ của Tyler là bởi một thực tế đáng sửng sốt: cách

Rachel phản ứng lại những cảm xúc gay gắt của Tyler ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc tới mức độ

hạnh phúc trong tương lai của cậu con trai. Thực ra, cách phản ứng của Rachel chính là một

trong những yếu tố tiên báo xem Tyler sẽ trở thành một chàng trai trẻ ra sao. Nó ảnh hưởng

tới khả năng cảm thông với người khác, và từ đó, ảnh hưởng tới khả năng duy trì các mối hữu

hảo của Tyler – tóm lại là những nhân tố tạo thành hạnh phúc của một con người. Nó thậm chí

còn ảnh hưởng tới thành tích học tập của Tyler. Bắt đầu bằng quá trình gắn kết với bé sơ sinh,

các bậc cha mẹ luôn quan tâm sao sát tới đời sống cảm xúc của con cái mình bằng một cách

thức đặc biệt, sẽ có được lợi thế lớn nhất trong việc nuôi dạy một đứa con hạnh phúc. Mục đích

của chương này chính là lý giải xem “cách thức đặc biệt” ấy có nghĩa gì.

CUỘC ĐẤU BÓNG BÀN KIÊN NHẪN VÀ ÂN CẦN

Một nhà nghiên cứu đã chuyên tâm tìm hiểu về đời sống cảm xúc của trẻ – và cách các bậc cha

mẹ tương tác với trẻ trong suốt nhiều thập niên là nhân vật sẽ bắt đầu cuộc thảo luận của

chúng ta. Ông có một cái tên bắt nguồn từ một bộ phim khoa học viễn tưởng những năm 1950

– Ed Tronick.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.