NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 104

Tronick luôn có một nụ cười thường trực, đôi mắt lam sẫm cùng mái tóc bạc trắng. Ông là một

nhà hoạt động phản chiến hồi những năm 1960 và là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên

trong lĩnh vực “nuôi dạy con cái” từng sinh sống ở nhiều nền văn hóa khác nhau, ông đã dành

nhiều thời gian tiếp xúc với các ông bố bà mẹ ở Peru, Cộng hòa Dân chủ Congo, và nhiều nơi

khác nữa. Nhưng ông được biết tới nhiều nhất nhờ một thứ, mà bạn có thể thấy trong trò chơi

“ú òa”. Đó là sức mạnh của giao tiếp hai-chiều trong việc củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và

con cái. Dưới đây là một ví dụ, trích từ một trong những tài liệu nghiên cứu lưu trữ của

Tronick:

“Đứa trẻ đột ngột quay đi khỏi mẹ lúc cuộc chơi đến hồi gay cấn và bắt đầu mút ngón cái. Nó

dõi mắt vào khoảng không với vẻ mặt chán nản. Bà mẹ ngừng chơi và ngồi xuống, kiên nhẫn

theo dõi… Sau vài giây, đứa trẻ quay mặt trở lại với vẻ mời gọi. Bà mẹ tiến lại gần, mỉm cười,

và nói với tông giọng cao vút: “Ô kìa, bé cưng của mẹ trở lại rồi!” Đứa trẻ mỉm cười đáp lại và ọ

ẹ. Lúc hai mẹ con ngừng bi bô với nhau, đứa trẻ lại đưa ngón cái vào mồm và quay mặt đi. Bà

mẹ lại chờ đợi… em bé quay lại với mẹ, và hai mẹ con chào nhau bằng một nụ cười rộng mở.”

Hãy chú ý tới hai điểm: 1) em bé mới 3 tháng tuổi đã có đời sống cảm xúc rất phong phú và 2)

bà mẹ theo dõi sát sao những cảm xúc đó. Cô biết khi nào phải tương tác và khi nào không. Tôi

đã được xem hàng tá băng hình nghiên cứu hay như thế, thể hiện vũ điệu này giữa các bậc cha

mẹ tận tình với con cái mình, và mỗi đoạn băng ấy trông giống hệt như một trận hỗn chiến

bóng bàn cân tài cân sức vậy. Sự giao tiếp ở đây không liên tục, chỉ nhỏ giọt thành những đợt

giật cục, chủ yếu do em bé dẫn dắt và luôn là tương tác hai chiều. Tronick gọi nó là “xử lý tương

tác đồng thời”. Thực tế, nếu cha mẹ kiên nhẫn, chú ý quan sát phản ứng của con để có hành vi

tương tác thích hợp, có thể giúp cấu trúc thần kinh của con phát triển theo cách tích cực cũng

như ổn định về mặt tình cảm. Trong khi đó, não bộ của một đứa trẻ không trải qua tương tác

đồng bộ phát triển theo hướng rất khác.

Trong trò chơi “ú òa” ấy, rõ ràng là em bé và mẹ mình hình thành một mối quan hệ có qua có

lại. Hồi cuối những năm 1960, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một thuật ngữ để miêu tả hình

thức tương tác này: sự gắn bó. Lý thuyết về sự gắn bó nảy ra từ một phát hiện rằng em bé có

mặt trên đời này sẵn có trong mình rất nhiều năng lực cảm xúc và liên đới. Dường như các bé

đã biết thể hiện các cảm xúc như ghê sợ, căng thẳng, thích thú và mãn nguyện ngay từ khi mới

sinh. Trong vòng sáu tháng, các em đã trải nghiệm những cảm xúc khác như giận dữ, sợ hãi,

buồn bã, ngạc nhiên và vui vẻ. Thêm một năm nữa, bé sẽ biết xấu hổ, ghen tị, có cảm giác có lỗi

và thậm chí cả lòng kiêu hãnh. Những cảm xúc này giống như là các nhãn dán của Robocop nói

với bộ não “Chú ý đến cái này!” Mỗi bé sẽ chú ý đến những thứ khác nhau và dán nhãn những

thứ khác nhau. Nó cũng ngẫu nhiên như chuyện một bé sơ sinh thích thú với bộ râu của ông

bố, hay một bé khác lại ghét đi tất, hay nỗi sợ hãi hoặc yêu quý của em bé chập chững biết đi

nào đó với loài chó. Biết rõ việc con cái mình dán nhãn vào những thứ gì (những thứ mà bé có

phản ứng tình cảm) để có cách phản ứng thích hợp không chỉ là một phần trong quá trình gắn

bó, mà còn là một trong những bí mật lớn nhất trong việc nuôi dạy những đứa con hạnh phúc.

Trẻ được sinh ra với năng lực kết nối sẵn có do những nguyên cớ tiến hóa mà chúng ta đã bàn

đến trong chương Quan hệ vợ chồng: Đó là một kỹ năng nằm lòng giúp đứa trẻ sơ sinh yếu

đuối nhanh chóng thiết lập mối quan hệ an toàn với những người cho bé ăn. Thêm vào thực tế

là đa phần người lớn đều xao động khác thường trước sự xuất hiện của một em bé đỏ hỏn,

quan hệ nhanh chóng trở thành bài tập “dán nhãn lẫn nhau”. Khi mối giao tiếp hai chiều này

trở nên vững chắc, em bé được gọi là “đã gắn bó”. Sự gắn bó ở đây được hiểu là mối quan hệ

tình cảm qua lại giữa một em bé đã thêm ngày tuổi với một người lớn.

Mối gắn kết này được củng cố vững chắc và thân mật hơn thông qua nhiều trải nghiệm khác

nhau, rất nhiều trong số đó liên quan đến việc ông bố/ bà mẹ quan tâm chu đáo đến mức nào

với em bé trong những năm đầu đời (mặc dù các yếu tố di truyền có lẽ cũng đóng vai trò nhất

định). Nếu như quá trình gắn bó này hỗn loạn, em bé được coi là “gắn bó bất an”. Những trẻ

dạng này không trưởng thành theo hướng hạnh phúc. Kết quả trong các bài kiểm tra về phản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.