Triết lý siêu-cảm-xúc của bạn hóa ra lại đóng vai trò quan trọng đối với tương lai của con cái.
Nó dự đoán xem bạn sẽ phản ứng ra sao với đời sống tình cảm của trẻ, về phần mình, chính
thái độ này lại dự đoán xem trẻ sẽ (hay là, có thể) học cách điều tiết cảm xúc của chính mình ra
sao. Do những kỹ năng này liên quan trực tiếp đến năng lực xã hội của một đứa trẻ, nên những
gì bạn cảm nhận về cảm xúc có thể ảnh hưởng sâu sắc tới hạnh phúc tương lai của đứa trẻ. Bạn
buộc phải thoải mái, thẳng thắn với những cảm xúc của chính mình để khiến con cái mình
cũng thoải mái thẳng thắn với cảm xúc của riêng chúng.
Bạn có thể hình dung cơ bản đời sống gia đình nào đó chỉ qua cách người ta nói về nó. Đôi khi
toàn bộ tình trạng một mối quan hệ được thốt ra chỉ bằng vài ba câu. Gwyneth Paltrow, minh
tinh sân khấu và màn bạc, sinh ra và lớn lên giữa cái nôi điện ảnh, kịch nghệ, mẹ cô là một diễn
viên, còn cha là một đạo diễn. Cha mẹ cô chung sống suốt cả đời, mà, xét giữa tình trạng bộn bề
xô đẩy của ngành này, thì đúng là một phép thần tiên không kém. Xuất hiện trên tạp chí Parade
hồi năm 1998, Paltrow nhắc đến một câu chuyện thế này:
“Khi tôi lên 10, cả nhà đến Anh. Mẹ quay một loạt phim ngắn ở đấy… Còn ba thì đưa tôi sang
Paris vào dịp cuối tuần. Hai ba con đã có một khoảng thời gian tuyệt vời. Trên máy bay trở lại
London, ba hỏi tôi: ‘Con có biết vì sao ba đưa con tới Paris, chỉ hai ba con mình không?’ Và tôi
hỏi, ‘Sao thế ạ?’ Ông đáp, ‘Vì ba muốn con nhìn thấy Paris lần đầu tiên với một người đàn ông
sẽ yêu con mãi mãi.’”
Khi giành được tượng vàng Oscar năm 1999, trong bài diễn văn nhận giải tràn trề cảm xúc và
ngập tràn nước mắt rất nổi tiếng của mình, Paltrow đã tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Nhờ có gia đình,
cô mới biết thế nào là tình yêu thực sự. Cha cô qua đời bốn năm sau đó. Thế nhưng lời tâm sự
đầy yêu thương của ông vẫn luôn là một thí dụ tuyệt vời cho thứ mà tôi gọi là “giám sát cảm
xúc cân bằng”.
Ở phần trước, tôi đã từng đề cập rằng các bậc cha mẹ thường chú ý kỹ tới đời sống tình cảm
của con cái mình bằng một cách thức đặc biệt. Bạn có thể chứng kiến điều này với bà mẹ và em
bé chơi trò “ú òa” trong phòng thí nghiệm của Tronick:
Bà mẹ ngừng chơi và ngồi xuống, kiên nhẫn theo dõi… Sau vài giây, đứa trẻ quay mặt trở lại
với vẻ mời gọi. Bà mẹ tiến lại gần, mỉm cười, và nói với giọng cao vút: “Ô kìa, bé cưng của mẹ
lại đây rồi!” Đứa trẻ mỉm cười đáp lại và ọ ọe.
Bà mẹ hòa hợp đến mức phi thường với những dấu hiệu cảm xúc của con mình. Cô biết rằng
việc em bé quay đi có lẽ đồng nghĩa với việc bé cần nghỉ ngơi chốc lát sau đợt lũ cảm giác mà
bé vừa nhận được. Bà mẹ lùi lại, kiên nhẫn chờ đợi, và cô chưa tiếp tục chừng nào em bé chưa
tỏ dấu hiệu rằng em không còn bị ngợp nữa. Nhờ vậy, em có thể tỏ ra vui mừng khi mẹ quay
lại, mỉm cười chứ không vướng phải tình trạng bị kích thích quá mức vì sự xuất hiện liên tục
của mẹ. Toàn bộ thời gian chỉ chưa đầy 5 giây, nhưng, về sau, sự tinh nhạy về cảm xúc này có
thể tạo ra sự khác biệt giữa một em bé tốt và một kẻ tội phạm vị thành niên.
Trong sự nghiệp dạy dỗ của mình, các bậc cha mẹ có những đứa con hạnh phúc bắt đầu thói
quen này từ rất sớm và duy trì nó suốt nhiều năm liền. Họ theo dấu mọi cảm xúc của con cái.
Họ không tập trung vào phong cách nuôi dạy kiểu kiểm soát, bất an mà là một phong cách yêu
thương và kín đáo, như thể một chuyên gia trị liệu gia đình tận tâm. Họ biết khi nào các con
mình hạnh phúc, buồn bã, sợ hãi hay phấn khởi, mà không cần phải hỏi lấy một câu. Họ có thể
đọc và diễn giải những tín hiệu ngôn từ và phi ngôn từ của con cái với độ chính xác đáng kinh
ngạc.
Sức mạnh của tiên đoán
Vì sao phong cách này lại hiệu quả đến vậy? Chúng ta chỉ biết được một vài phần của câu
chuyện mà thôi. Đầu tiên là bởi các bậc cha mẹ nắm được tình cảm có khả năng tiên đoán hành
vi rất tốt. Các ông bố bà mẹ dần dà quen thân với tâm lý con cái mình, họ trở thành những