NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 112

trung cao độ hơn vào các nhiệm vụ và có quan hệ bạn bè tốt hơn. Thông thường, biết được

rằng nên làm gì khó hơn là biết nên nói gì. Nhưng đôi khi, tất cả những gì cần làm là nói ra điều

đó.

Dán nhãn cảm xúc chính là xoa dịu về mặt tâm lý

Hãy để ý trong câu chuyện trên, khi người cha diễn giải cảm xúc của cô con gái, thì cô bé bắt

đầu dịu xuống. Đây là một phát hiện phổ biến và có thể đo lường được trong phòng thí nghiệm.

Diễn đạt bằng ngôn từ có tác động xoa dịu đối với hệ thần kinh của trẻ. (Với người lớn cũng

vậy.) Vậy nên, một Quy luật Trí não: Những cảm xúc được gọi tên làm dịu đi giông tố.

Đây là những gì chúng ta nghĩ rằng đang diễn ra trong trí não. Giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ

giống như hai hệ thần kinh đan cài vào nhau. Trí não của trẻ nhỏ kết nối hai hệ thống này chưa

thật tốt. Cơ thể của trẻ có thể cảm nhận nỗi sợ hãi, gớm ghiếc và cả niềm vui trước khi bộ não

có thể nói về chúng. Điều này có nghĩa là con bạn sẽ trải nghiệm những đặc tính sinh lý học của

cảm xúc trước khi biết được những cảm xúc ấy là gì. Đó là lý do tại sao những cảm xúc dữ dội

lại thường rất đáng sợ với những con người nhỏ bé này (cơn thịnh nộ thường tự sinh sôi bởi

chính nỗi sợ hãi này). Đó không phải là một khoảng hụt không thể chống đỡ nổi. Trẻ sẽ phải

khám phá ra xem điều gì đang xảy ra với những cảm xúc dữ dội trong mình, bất kể thoạt trông

chúng đáng sợ đến mức nào. Trẻ sẽ cần phải kết nối hai hệ thống thần kinh này lại với nhau.

Các nhà nghiên cứu tin rằng việc học cách dán nhãn cảm xúc sẽ tạo ra sợi dây kết nối. Cây cầu

này được kiến tạo sớm bao nhiêu, thì bạn sẽ sớm được chứng kiến những hành vi tự xoa dịu

bấy nhiêu, cùng với nhiều lợi ích khác nữa. Nhà nghiên cứu Carroll Izard đã chứng tỏ rằng

trong những gia đình không cung cấp những chỉ dẫn kiểu này, các hệ thống ngôn từ và phi

ngôn từ duy trì tình trạng rời rạc không kết nối, hoặc chỉ mắc vào nhau theo một cách kém

lành mạnh nào đó. Thiếu vắng các mẩu nhãn để miêu tả những cảm xúc của mình, đời sống

tình cảm của một đứa trẻ sẽ luôn rơi vào tình trạng một đống hỗn tạp những trải nghiệm sinh

lý học.

Chính tôi cũng đã trực tiếp chứng kiến sức mạnh của việc dán nhãn cảm xúc này. Một trong hai

cậu con trai của tôi có thể dễ dàng bùng lên những cơn giận dữ khủng khiếp. Qua một tài liệu

nghiên cứu, tôi được biết rằng những cơn giận dữ thảng hoặc là chuyện bình thường đối với

các em bé vài năm đầu đời (chủ yếu là do cảm giác về sự độc lập đã thử thách lòng dũng cảm

và sự trưởng thành về cảm xúc của trẻ). Nhưng đôi lúc, lòng tôi vẫn tan nát vì nó. Nó có vẻ

không vui, và đôi khi là sợ hãi thực sự. Khi đó, tôi luôn ghé lại thật gần con, chỉ để trấn an nó

rằng có ai đó luôn yêu thương con đang ở cạnh bên (tất cả mọi người đều có thể học điều này

từ cha của diễn viên Paltrow).

Một hôm, khi cậu con trai của tôi vừa mới lắng lại sau một cơn giận, tôi nhìn thẳng vào nó và

bảo: “Con biết đấy, con trai. Chúng ta có một từ dành cho cảm giác này. Ba muốn nói cho con

biết từ đấy. Có được không?” Nó gật đầu, vẫn còn khóc. “Nó gọi là ‘chán’ đấy. Con đang cảm

thấy chán. Con tự nói ‘chán’ được không?” Nó đột nhiên nhìn thẳng vào tôi cứ như thể nó vừa

bị cả đoàn tàu húc vào vậy. “Chán! Con thấy CHÁN!!” Vẫn còn sụt sịt, nó ôm lấy chân tôi, như

bấu víu chiếc phao cứu sinh của cuộc đời. “Chán! Chán! Chán!” nó cứ nhắc đi nhắc lại liên hồi,

cứ như thể từ ấy là sợi dây an toàn được ném vào chỗ nó từ người cứu hộ đầu tiên vậy. Nó

nhanh chóng bình tĩnh lại.

Đúng như những gì tài liệu khoa học đã nói: việc học cách diễn đạt cảm xúc của ai đó bằng

ngôn từ có tác dụng xoa dịu thần kinh cực kỳ mạnh mẽ.

Sẽ ra sao nếu bạn không quen xem tự xem xét cảm xúc?

Có lẽ bạn sẽ cần phải luyện tập việc định danh những cảm xúc của chính mình một cách rành

rọt, rõ ràng. Khi bạn trải nghiệm những cảm xúc như hạnh phúc, ghê tởm, giận dữ, vui vẻ, hãy

nói ra điều đó. Chuyện này có thể khó khăn hơn bạn tưởng, đặc biệt là trong trường hợp bạn

không mấy quen với việc đào sâu vào những cấu trúc tâm lý bên trong mình và tuyên bố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.