NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 114

tuổi teen yếu sức đã gần như thả tay khỏi cành cây, còn viên cảnh sát cứu hỏa cơ bắp khỏe

mạnh cứu mạng em. Cũng giống như những nhân viên cứu hộ khẩn cấp ở bất cứ nơi nào, trong

khi những người khác thì hoặc gào thét, hoặc ngồi xem, hoặc chạy biến đi, chỉ riêng Lopez lao

thẳng vào giữa nguy hiểm.

Những bậc phụ huynh nuôi dạy những đứa con như anh bạn Doug của tôi, anh chàng đọc diễn

văn ngày bế giảng, hết sức dũng cảm. Họ không hề nao núng, sợ sệt khi đối mặt với những cơn

sóng cảm xúc điên cuồng nổi lên từ con cái mình. Họ không gắng sức chế ngự những cảm xúc

này, hay tảng lờ, hay cho phép chúng thỏa sức bùng phát. Thay vào đó, những bậc phụ huynh

này cũng tham gia vào những cảm xúc mạnh mẽ đó của con mình. Họ có bốn loại thái độ để

ứng xử với các cảm xúc (đúng vậy, chính là những siêu-cảm-xúc của họ đấy):

• Họ không đánh giá về cảm xúc.

• Họ thừa nhận bản chất phản thân của cảm xúc.

• Họ biết rằng hành vi là lựa chọn, cho dù cảm xúc thì không phải như thế.

• Họ coi một cơn khủng hoảng như một thời khắc có thể dạy dỗ.

Họ không đánh giá về cảm xúc

Rất nhiều gia đình cấm ngặt con cái thể hiện những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi hay tức giận.

Đồng thời đặt hạnh phúc và yên bình lên làm đầu. Còn đối với những bậc cha mẹ như của Doug

trên khắp thế giới, không có gì sánh cho bằng một cảm xúc tồi tệ. Và cũng chẳng có gì sánh cho

bằng một cảm xúc tốt lành. Một cảm xúc nào đó vẫn hiện hữu ở đó – hoặc không. Những bậc

cha mẹ kiểu này dường như biết rõ rằng những cảm xúc không khiến con người ta yếu ớt và

cũng chẳng làm người ta mạnh mẽ. Chúng chỉ khiến con người ta đúng thực là con người. Kết

quả là kiểu thái độ rất hiểu biết là “hãy-cứ-để-lũ-trẻ-được-là-chính-mình”.

Họ thừa nhận bản chất phản thân của cảm xúc

Có những gia đình xử trí với những cảm xúc “nóng” bằng cách chủ động tảng lờ chúng, hy vọng

rằng con cái mình sẽ “bỏ quách nó đi” hệt như bố mẹ vậy. Nhưng chối từ sự tồn tại của cảm

xúc chỉ khiến chúng thêm phần tệ hại. (Những người trốn tránh cảm xúc của mình thường chỉ

gặp rắc rối.) Các bậc cha mẹ nuôi dạy nên những đứa con hạnh phúc hiểu rằng không một kỹ

thuật nào con người từng biết tới lại có khả năng làm biến mất một cảm xúc nào đó, dù cho

không ai muốn nó luẩn quẩn quanh mình. Những phản ứng cảm xúc đầu tiên cũng tự động hệt

như nháy mắt vậy. Chúng sẽ không biến mất chỉ vì người ta nghĩ rằng chuyện ấy phải xảy ra.

Vậy thì những kiểu thái độ ngăn chặn hay tảng lờ các cảm xúc sẽ thể hiện ra sao trong đời

thực? Hãy thử tưởng tượng rằng con cá vàng gia đình nuôi, con thú cưng duy nhất mà cậu con

trai 3 tuổi Kyle của bạn từng biết, bỗng nhiên qua đời. Rõ ràng là rất buồn, Kyle thẫn thờ quanh

nhà cả ngày, nói ra những câu kiểu như “Con muốn cá vàng cơ!” hay “Đưa cá vàng về lại đây

cho con!” Bạn cố gắng lờ Kyle đi, nhưng tâm trạng của cậu con trai cuối cùng cũng vẫn khiến

bạn phải phiền lòng. Bạn sẽ làm gì đây?

Một cách phản ứng có thể là: “Kyle, cá của con chết rồi, nhưng cũng không sao đâu con. Nó chỉ

là con cá thôi mà. Chết cũng là một chuyện bắt buộc trong cuộc sống của mình, và con cần phải

biết điều đó. Chóng lau nước mắt đi, con ngoan, rồi ra ngoài chơi nào.” Cách khác có thể là:

“Không sao mà cưng. Con thấy đấy, từ lúc con ra đời thì cá đã già rồi. Ngày mai mình ra tiệm và

mua một con khác là được. Giờ thì làm mặt vui cho mẹ xem nào, rồi đi ra ngoài chơi ngoan

nhé!”

Cả hai cách phản ứng này đều hoàn toàn tảng lờ những gì Kyle cảm nhận vào thời điểm này.

Một cách dường như chủ động bác bỏ nỗi đau buồn của Kyle; cách kia thì gắng che đậy nó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.