đơn tu sửa của bạn sau đó có khả năng sẽ ít hơn. Bạn sẽ dập tắt ngọn lửa ra sao? Đó chính là
món gia vị thứ sáu của chúng ta.
Thử đặt tình huống bạn đang đứng trong một hàng dài chờ đợi ở bưu điện với Emily, cô con
gái 2 tuổi hiếu động của mình. Con bé tuyên bố: “Con muốn uống nước.” Bạn bình tĩnh đáp lại:
“Cưng à, bây giờ thì mẹ không lấy nước cho con được. Vòi nước bị hỏng rồi.” Emily bắt đầu gắt
gỏng. “Con muốn uống nước!” Giọng bé vỡ ra. Bạn lường trước được những gì sắp xảy ra, và
huyết áp của bạn bắt đầu tăng lên. “Mẹ con mình phải đợi đến lúc về nhà thôi. Ở đây không có
nước rồi,” bạn nói. Con bé vặn lại: “Con muốn uống nước NGAY!” Cuộc đối đáp càng lúc càng
căng thẳng, có nguy cơ biến thành một cơn giông tố ngay giữa chốn đông người. Làm sao bây
giờ? Dưới đây là ba phương cách bạn có thể làm:
• Bạn chọn cách không thèm đếm xỉa đến cảm giác của con gái và nói giọng cộc cằn: “Mẹ bảo
rồi, đợi đến lúc về nhà. Ở đây không có nước. Bây giờ thì yên nào.”
• Lo ngại về một cú bùng nổ cảm xúc gây hổ thẹn, bạn trách móc lối phản ứng của con mình và
rít lên giận dữ: “Con làm ơn im đi được không? Đừng có làm mẹ phải xấu hổ trước mặt bao
nhiêu người thế này.”
• Không biết phải làm sao, bạn nhún vai và mỉm cười yếu ớt để mặc con mình lấn lướt. Cảm
xúc của con bé đạt tới điểm nút về độ, rồi bùng ra, làm tiêu tan tất cả những kỹ năng dạy dỗ của
bạn.
Haim Ginott, một trong những chuyên gia tâm lý học trẻ em có ảnh hưởng lớn nhất trong thế
hệ ông, sẽ nói rằng không có lựa chọn nào ở trên là tốt cả. Ông đề xuất một loạt những việc-
nên-làm đối với các bậc phụ huynh hồi cuối thập niên 1960 mà, qua rất nhiều năm được kiểm
nghiệm trong phòng thí nghiệm của John Gottman và cả những người khác nữa, đã thể hiện
tính tiên đoán lớn lao. Đáng lẽ ra bạn nên thực hiện theo cách này: thừa nhận những cảm xúc
của con mình và tỏ ra đồng cảm: “Con khát lắm, đúng không nào? Bây giờ mà được uống một
ngụm nước mát lạnh thì còn gì bằng. Mẹ ước giá mà vòi nước đừng bị hỏng, thế thì mẹ sẽ bế
con lên và cho con uống bao nhiêu cũng được.”
Nghe lạ tai thế nào ấy nhỉ? Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng phản ứng thế này chỉ khiến mọi
sự tệ hơn, giống như là cố dập tắt một ngọn lửa bằng dầu. Nhưng sự thực là như vậy. Các phản
xạ thấu cảm và những chiến lược kèm cặp vây quanh chúng chính là lối hành xử duy nhất có
tác dụng dập tắt những tình huống cảm xúc căng thẳng trong ngắn hạn – và làm giảm tần suất
trong dài hạn. Hãy để ý xem bạn đương đầu trực tiếp với những phản ứng của con mình bằng
cách thứ tư đó chứ không tảng lờ nó đi. Hãy để ý xem bạn diễn đạt các cảm xúc của con mình
bằng ngôn từ, thừa nhận chúng và bày tỏ sự thấu hiểu. Đây chính là thấu cảm. Lynn Katz tại Đại
học Washington gọi nó là “kèm cặp cảm xúc”. Gottman cũng vậy. Ý tưởng này nảy sinh trực
tiếp từ những hiểu biết sâu sắc của Ginott về cách nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc. Vậy thì,
Rachel nên nói gì với Tyler khi cậu bé muốn ăn bánh quy thay vì cà rốt như tình huống ở phần
đầu chương này? Cô nên bắt đầu bằng việc nói một điều đã rõ rành rành: “Con muốn ăn một
cái bánh quy, đúng không nào?”
VÌ SAO THẤU CẢM LẠI PHÁT HUY TÁC DỤNG
Chúng tôi cho rằng có vài nguyên cớ sinh lý học khiến thấu cảm phát huy tác dụng, đó là nhờ
vào những nỗ lực nghiên cứu dường như không liên quan: một nỗ lực nhằm thấu hiểu hành vi
của đám đông và nỗ lực nhằm định rõ rặc điểm của mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân ở mức tối
ưu.
Cảm xúc mang tính lây lan
Một người nào đó nhiều khả năng sẽ trải nghiệm những cảm xúc nảy sinh từ cảm xúc của đám
đông vây quanh mình. Nếu những người xung quanh bạn đang sợ hãi, giận dữ hay hung hãn,