Không có cách nào trong số này trực tiếp xử trí với những cảm xúc gay gắt của Kyle. Chúng
không hề mang lại cho cậu bé công cụ có thể giúp em tìm đường vượt qua nỗi buồn. Bạn có
biết Kyle có thể sẽ nghĩ thế nào không? “Nếu chuyện này đúng là không đáng gì, thế thì tại sao
mình lại thấy khó chịu đến thế? Mình phải làm thế nào bây giờ? Chắc mình bị làm sao rồi.”
Ngày qua ngày, các bậc cha mẹ của những đứa trẻ hạnh phúc không cho phép những hành vi
tồi tệ được tồn tại, đơn giản là bởi họ hiểu rõ chúng bắt nguồn từ đâu. Một cô bé có thể tát em
trai vì cảm thấy bị đe dọa. Tâm trạng đó không làm cho việc “tát em bé” trở nên có lý. Những
bậc cha mẹ như thế này hiểu rằng các bé được lựa chọn xem nên thể hiện những cảm xúc của
mình ra sao, phải là phản thân mặc dù những cảm xúc có thể là như vậy đi chăng nữa. Họ có
hẳn một danh sách, không phải bao gồm những cảm xúc được cho phép hay ngăn cấm, mà là
những hành động được cho phép hoặc ngăn cấm. Và các bậc phụ huynh thắt chặt kỷ cương,
kiên tâm dạy cho các con mình biết xem những lựa chọn nào là phù hợp, lựa chọn nào thì
không. Các ông bố bà mẹ như của bạn Doug nói năng rất nhẹ nhàng nhưng luôn kè kè một cuốn
quy tắc rõ rành rành.
Một số gia đình không có cuốn sổ quy tắc như thế. Một số bậc phụ huynh cho phép con cái
mình được tự do bày tỏ bất cứ cảm xúc nào, cư xử bất kể ra sao ở bất kỳ đâu. Họ tin rằng mình
chẳng thể can thiệp được gì nhiều vào mạch cảm xúc tiêu cực, ngoại trừ việc để mặc cho dòng
cảm xúc ấy trôi đi. Những ông bố bà mẹ có những kiểu thái độ này đang đi dần từ bỏ trách
nhiệm dạy dỗ con cái của mình. Xét về khía cạnh số liệu, họ sẽ nuôi dạy nên những đứa con
phiền hà nhất so với tất cả những đứa trẻ được dạy dỗ theo các phong cách khác nhau mà
người ta từng kiểm nghiệm.
Có tồn tại một truyền thuyết, đó là giải phóng cảm xúc khiến mọi thứ ổn thỏa hơn. “Xả ra tốt
hơn nuốt vào,” người ta vẫn nói thế. Công sức của gần nửa thế kỷ nghiên cứu đã chứng minh
rằng “tức xịt khói” thường chỉ tăng thêm cơn tức giận. Trường hợp duy nhất mà việc bộc lộ nỗi
tức giận theo cách ấy có tác dụng là khi nó được song hành ngay lập tức với việc giải quyết vấn
đề theo hướng xây dựng. Nhà văn C.S. Lewis quan sát trong Chiếc ghế bạc, một cuốn trong bộ
Biển niên sử Narnia: “Khóc lóc cũng ổn, chỉ trong lúc đó mà thôi. Nhưng sớm hay muộn gì bạn
cũng phải nín, và rồi, bạn vẫn sẽ phải quyết định xem sẽ làm gì.”
Họ coi một cơn khủng hoảng
như một thời khắc có thể dạy dỗ
Những bậc phụ huynh nuôi dạy được những đứa con hạnh phúc luôn luôn lùng sục trong
những cảm xúc căng thẳng của con cái mình, tìm kiếm những thời khắc mang tính giáo dục.
Dường như họ có được trực giác rằng con người ta sản sinh ra một thay đổi lâu dài nào đó là
để phản ứng trước một cơn khủng hoảng. Và họ thường chào đón những thời khắc căng thẳng
hứa hẹn này.
“Bạn sẽ không bao giờ muốn một cơn khủng hoảng nào đó bị lãng phí” là kiểu thái độ phổ biến
ở những gia đình như thế này, cũng giống hệt như trong một số nhóm chính trị nào đó. Vấn đề
đứa trẻ đang gặp phải có thể nhỏ nhặt đến nực cười với cha mẹ của trẻ, chẳng phải thứ gì đó
đáng để tiêu phí thời gian quý giá. Nhưng những bậc cha mẹ kiểu của Doug thì nhận ra rằng họ
không nhất thiết phải hứng thú với vấn đề nào đó thì mới chịu giải quyết nó. Họ thường thay
thế cụm từ “thảm họa tiềm tàng” bằng từ “bài học tiềm năng”, chỉ việc này thôi đã là một cú
đảo lộn cực kỳ khác biệt trong cách nhìn nhận xem một thảm họa là như thế nào rồi.
Việc đó sẽ mang lại hai hệ quả trong dài hạn. Thứ nhất, nó làm cho các bậc phụ huynh cảm thấy
thư thái khi phải đối mặt với những cú phân rã cảm xúc. Nó mang lại nhiều lợi ích, bởi nó đem
đến cho những đứa con một thí dụ đầy quyền năng để ganh đua khi sóng gió xảy ra trong đời
sống của chúng khi đã trưởng thành. Thứ hai, sẽ ít xảy ra những thảm họa cảm xúc hơn. Đó là
bởi vấn đề thời điểm hết sức quan trọng: Cách tốt nhất để hạn chế thiệt hại trong một vụ hỏa
hoạn là dập tắt lửa cho nhanh. Nếu bạn lao vào ngọn lửa thay vì để mặc nó cháy lan, những hóa