NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 113

những gì bạn khai phá được. Nhưng hãy làm điều đó vì con mình. Hãy nhớ rằng, lối hành xử

của người lớn ảnh hưởng tới lối hành xử của trẻ theo hai cách: đưa ví dụ và thông qua can

thiệp trực tiếp. Hãy thiết lập thói quen dán nhãn các loại cảm xúc ngay bây giờ. Rồi sau đó,

theo thời gian, con bạn dần biết sử dụng ngôn từ, bé sẽ có cả một núi ví dụ để làm theo trong

quá trình bạn nuôi dạy bé nên người. Ích lợi từ việc này sẽ kéo dài suốt phần đời còn lại của bé.

Chỉ một lưu ý: Mục đích của việc huấn luyện này chính là nhằm gia tăng sự chú ý của bạn. Bạn

có thể chú ý đến những cảm xúc của mình mà không cần phải xúc động thái quá. Bạn không bị

ép buộc phải biểu diễn một màn “phơi trần” cảm xúc với bất cứ ai chỉ đơn thuần bởi lý do bạn

đang chú ý đến những gì mình cảm thấy bên trong. Mấu chốt ở đây là:

• Bạn biết rằng bạn đang trải nghiệm một cảm xúc nào đó.

• Bạn có thể định danh cảm xúc ấy nhanh chóng và có thể diễn đạt nó bằng ngôn từ nếu cần

thiết.

• Bạn có thể nhận biết được cảm xúc ấy ở những người khác với tốc độ nhanh chóng y như vậy.

Mười năm học nhạc

Còn có một cách thức hiệu quả khác để tinh chỉnh việc lắng nghe những khía cạnh tình cảm của

một đứa trẻ: học nhạc. Các nhà nghiên cứu ở Chicago đã chứng minh rằng những em bé thành

thục âm nhạc – những em có học bất cứ nhạc cụ nào trong khoảng thời gian ít nhất 10 năm, bắt

đầu từ tuổi lên 7 – sẽ phản ứng đặc biệt nhạy với những biến thể tinh tế trong những tín hiệu

chất chứa cảm xúc, ví như hành động khóc của trẻ. Các nhà khoa học đã theo dấu những biến

đổi về thời điểm, cao độ và cả âm sắc trong hành động khóc của trẻ, tất cả đều đổ dốc xuống

trên thân não của một nhạc công, để xem điều gì xảy ra.

Những đứa trẻ không tập nhạc nghiêm túc không thể hiện sai biệt gì lắm. Chúng không nhặt ra

được những thông tin ẩn sâu trong tín hiệu đó, thế nên sẽ ít khả năng nhận biết cảm xúc. Dana

Strait – tác giả đầu tiên của nghiên cứu này, đã viết rằng: “Việc não bộ của những trẻ này phản

ứng nhanh chóng và chính xác hơn não bộ của những đối tượng phi-âm-nhạc là một điều

chúng tôi mong đợi sẽ chuyển sang thành sự nhận biết cảm xúc trong những bối cảnh khác.”

Phát hiện này cực kỳ rõ ràng, có tính thực tiễn tuyệt vời và có phần bất ngờ. Nó gợi ra rằng nếu

bạn muốn con cái mình hạnh phúc trên đường đời, thì hãy giúp trẻ bắt đầu hành trình âm nhạc

sớm. Rồi đảm bảo chắc chắn rằng trẻ sẽ gắn chặt với hành trình ấy cho đến khi đủ lớn để tự tay

điền vào đơn dự tuyển vào trường Harvard, có thể còn khe khẽ hát suốt quá trình ấy nữa.

Đó chính là cơn ác mộng tồi tệ nhất của mọi bậc mẹ cha: con bạn rơi vào một tình huống sống

chết mong manh, cố bám lấy sự sống ở bờ rìa chông chênh, bạn không cách nào chìa tay giúp

sức.

Vào tháng Hai năm 1996, cô bé Marglyn Paseka 15 tuổi và một đứa bạn đang chơi bên bờ sông

Mantanzas thì đột nhiên bị một cơn lũ quét vùng trung tâm California cuốn đi. Bạn đồng hành

của cô bé gắng lóp ngóp bò lên bờ và chạy thoát thân. Marglyn không thể. Cô bé bị mắc kẹt trên

một nhánh cây, nước cuồn cuộn xung quanh cô bé như xe cộ đảo điên giờ cao điểm, suốt 45

phút đồng hồ. Đến lúc những người cứu hộ đầu tiên đến hiện trường, cô bé gần như kiệt sức.

Những người chứng kiến, trong đó có mẹ của Marglyn, đều hốt hoảng hét lên.

Viên cảnh sát cứu hỏa Don Lopez thì không la hét hay chần chừ gì cả. Anh lập tức ngâm mình

xuống dòng nước lạnh băng gào thét và bắt đầu gắng sức mắc một sợi dây an toàn vào chỗ cô

bé. Không thành, một lượt, hai lượt… rồi tới vài lượt. Cô bé gần như đã cạn kiệt sức lực khi

Lopez, vào giây cuối cùng, đã vắt được dây cứu hộ vào người cô. Phóng viên ảnh Annie Wells

có mặt tại hiện trường làm việc cho tờ Press Democrat của Santa Rosa, và cô đã chộp được

khoảnh khắc ấy (và cả một giải thưởng Pulitzer sau đó). Đó là một bức ảnh phi thường, cô bé

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.