NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 119

BÉ CÓ PHẨM CÁCH QUY LUẬT TRÍ NÃO

Trẻ em sinh ra đã có sẵn những ý niệm về đạo đức

Kỷ luật + Yêu thương = Trẻ có đạo đức

Nguyên tắc vàng: “Có là có” và “Không là không”

BÉ CÓ PHẨM CÁCH

aniel là một cậu ấm trong gia đình khá giả, nhưng họ đến nước khuynh gia bại sản vì cậu quý

tử. Cậu cả Daniel đúng là “nghịch tử”. Kỳ nghỉ cuối tuần nọ, mẹ đưa cậu và em gái về khu nhà

nghỉ sang trọng của gia đình. Lúc cả nhà đang bon bon xuôi đường cao tốc, anh chàng Daniel 5-

tuổi bỗng nhiên mở khóa đai an toàn. Nó vồ lấy điện thoại di động của mẹ và bắt đầu tí toáy.

“Bỏ xuống đi con,” mẹ cậu bảo. Daniel lờ tịt yêu cầu. “Mẹ bảo bỏ xuống ngay cơ mà,” bà mẹ

đanh giọng, còn Daniel chỉ đáp gọn lỏn: “Không.” Mẹ nó sững lại rồi tiếp: “Được rồi, con có thể

dùng điện thoại gọi cho ba. Giờ thì cài lại dây an toàn đi nào.” Daniel làm như không nghe và

tiếp tục say sưa với trò chơi điện tử trên điện thoại.

Đến khi dừng lại đổ xăng, Daniel vẫn giở trò, nó trườn ra khỏi cửa sổ và leo lên nóc xe. Mặc mẹ

nó la hét thất kinh: “Dừng lại đấy!” Daniel thản nhiên đốp lại “Mẹ dừng thì có!” rồi bò xuống

chỗ kính chắn gió. Đưa được nó quay trở lại xe, thì nó lại vớ lấy cái điện thoại; ném bụp xuống

sàn, vỡ tan tành. Đến lúc “ông trời con” này lớn, nó đã quen thói “vượt rào”, bé thì “lờ lớ lơ”

mọi quy tắc trong gia đình, lớn thì bất chấp lề thói xã hội nào. Ở đâu, làm gì nó cũng đòi bằng

được mọi thứ theo ý mình. Bạn bè thì nó sẵn sàng đánh nếu chúng không chịu chú ý đến nó.

Người trên thì nó thách thức và lì lợm. Nó chôm chỉa đồ của bạn cùng lớp. Có lẽ, nó hoàn toàn

không có khái niệm đạo đức. Đỉnh điểm là lần nó đâm bút chì vào má một cô bé. Nó bị đuổi

học. Và đến thời điểm bạn đọc những trang viết này, cả gia đình Daniel đang kẹt trong một vụ

lùm xùm kiện cáo.

Daniel là một điển hình về rối loạn hành vi – hay băng hoại “đạo đức”. Dù làm cha mẹ “thoáng”,

“khoanh tay ngồi nhìn” thì nhàn thân hơn nhiều, nhưng hậu quả thì vô cùng, ai cũng thế thì

mỗi năm hẳn sẽ là một mùa bội thu những đứa trẻ đứt-dây-cương và những bậc phụ huynh

tuyệt vọng. Không một ông bố bà mẹ giàu lòng yêu thương nào muốn nuôi dạy nên một đứa

con như Daniel. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để tránh được việc đó.

Bạn hoàn toàn có thể tạo dựng nền tảng đạo đức vững chắc từ khi con còn nhỏ. Và điều này có

cơ sở khoa học hẳn hoi.

CÓ PHẢI TRẺ EM SINH RA ĐÃ CÓ SẴN CÁC TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Trước hết cần hiểu “đạo đức” chính xác là gì? Liệu có bất cứ ý niệm đạo đức tuyệt đối nào khắc

ghi sẵn trong não bộ chúng ta, hay đạo đức chỉ có thể được nhận thức và vun đắp dần dần?

Những câu hỏi này đã làm đau đầu các nhà triết học suốt nhiều thế kỷ. Trong cả gốc Hy Lạp và

La tinh, “đạo đức” đều có nền tảng xã hội vững chắc. Khởi thủy, nó vạch ra một quy tắc ứng xử,

thống nhất giữa cách cư xử với phong tục và tập quán và hợp thành từ hai phần với tỉ lệ tương

đương “nhiệt liệt khuyến khích” (nên làm) và “cứ thử làm xem” (không được làm). Đó là định

nghĩa mà chúng ta sẽ sử dụng: một bộ quy tắc ứng xử “chủ quan” ban đầu chỉ do một một

nhóm nhỏ đặt ra, có chức năng chủ yếu là định hướng hành vi xã hội.

Tại sao chúng ta lại cần đến những quy tắc ấy ngay từ thuở ban đầu? Có lẽ căn nguyên là do

nhu cầu hợp tác ngày càng cấp thiết trong chu trình tiến hóa của xã hội loài người. Một số nhà

nghiên cứu tin rằng tri giác về đạo đức của chúng ta – bộ lọc chức năng ứng xử xã hội – phát

triển là nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác sống còn đó. Suy cho cùng, những vụ thảm sát như cơm

bữa đâu lợi lộc gì và cũng chả phải mục tiêu hàng đầu của một loài mà dân số khởi thủy chỉ vỏn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.