NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 121

Hóa ra lý giải hành vi đạo đức chủ động lại khó đến đáng ngạc nhiên, ví như việc tự nguyện

giúp đỡ ai đó qua đường. Kể cả có dẹp thói vị kỷ sang một bên cũng khó lý giải đầy đủ lòng vị

tha của con người trong một số trường hợp. Từ suy luận đạo đức tới hành vi đạo đức còn cả

một chặng đường dài gập ghềnh. “Lương tâm” chính là chất bôi trơn, nỗ lực lát phẳng con

đường gập ghềnh này. Lương tâm là thứ gì đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu khi làm việc tốt và

day dứt khi không làm điều đó. Nhà tâm lý học quá cố trường Harvard Lawrence Kohlberg tin

rằng một lương tâm lành mạnh chính là thanh ngang trên cùng của chiếc thang đạo đức.

Nhưng không phải tất cả các nhà khoa học đều cho rằng lương tâm là thứ “trời sinh”. Một số

người tin rằng nó là sản phẩm của xã hội, cũng hình thành và phát triển cùng xã hội. Đối với

họ, chính sự tiếp thu mới là thước đo quan trọng nhất của nhận thức đạo đức.

Một đứa trẻ biết cưỡng lại cám dỗ “vượt rào”, vượt qua một chuẩn tắc đạo đức nào đó (kể cả

khi khả năng bị phát hiện và trừng phạt là không có) là đã tiếp thu được quy tắc đó. Chúng

không chỉ biết được điều gì là đúng đắn (nhận thức đạo đức rất có thể đã được cài đặt sẵn

trong não), mà còn đồng thuận với nó và nỗ lực để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

Việc này đôi khi được gọi là kiểm soát ức chế, nghe có vẻ rất giống với chức năng điều hành

phát triển đầy đủ. Hai thứ này có lẽ chỉ là một mà thôi.

Dù bằng cách nào, thái độ tự nguyện làm điều đúng đắn – và cưỡng lại được cám dỗ làm điều

sai trái, ngay cả khi không làm cũng chẳng sao mà có làm cũng chẳng được hứa hẹn treo

thưởng gì – chính là mục tiêu của phát triển đạo đức. Điều đó đồng nghĩa với việc mục tiêu

dưỡng dục của bạn sẽ phải là rèn cho con cái mình coi trọng và điều chỉnh bản thân mình cho

phù hợp với tri giác đúng-sai bẩm sinh.

Việc này đòi hỏi thời gian. Rất nhiều thời gian.

Cứ hai tiếng lại một câu nói dối

Một nguyên do chúng ta biết được điều này là nhờ vào cách trẻ nói dối, một thói quen biến đổi

theo độ tuổi. Có lần tôi đã được nghe một giảng viên tâm lý học bàn về chuyện điều gì xảy ra

khi một đứa trẻ lần đầu tiên biết nói dối, và ông làm cuộc nói chuyện của mình thêm sống

động bằng một câu chuyện với kịch bản kiểu Bill Crosby . Với lời xin lượng thứ gửi tới cả vị

giảng viên nọ lẫn ngài Crosby, sau đây tôi xin tóm lược lại câu chuyện này.

Đang đêm hôm khuya khoắt, Bill và cậu em Russell nhảy rầm rầm trên giường – một điều cấm

kỵ trong nhà. Hai cậu nhóc làm sập cả giường, tiếng động rầm rập làm ông bố điên tiết bật dậy.

Ông lao sầm sập vào phòng, chỉ vào cái giường và gầm lên: “Tụi bay làm cái trò gì thế này hả?”

Cậu lớn lắp bắp: “Không ạ! Không phải con!” Rồi thằng bé ngưng lại, mắt nó vụt sáng lên.

“Nhưng con biết ai bố ạ. Một anh lớn lớn vào phòng tụi con qua cửa sổ phòng ngủ. Anh ý nhảy

lên nhảy xuống trên giường tận mười lần làm gãy cả giường, rồi chui ra khỏi cửa sổ và chạy

xuống đường mất!” Lông mày của ông bố nhíu lại. “Con trai ạ, phòng này làm gì có cửa sổ.”

Thằng bé vẫn liến thoắng. “Con biết mà bố! Anh ý lấy cả cửa sổ đi luôn rồi!”

Đúng là như vậy, trẻ em rất tệ khoản nói dối, chí ít là lúc ban đầu. Trong làn bụi thần tiên kỳ

diệu của trí não trẻ thơ, rất khó để phân biệt hiện thực với huyễn tưởng. Biểu hiện dễ thấy

nhất là trẻ hay tự đóng những vở kịch tưởng tượng. Chúng còn cho rằng cha mẹ mình toàn trí

toàn tài, thấu suốt mọi sự, một niềm tin không gì suy suyển nổi và chỉ bị phá hủy hoàn toàn

sau cú trời giáng mang tên “tuổi dậy thì”. Nhưng thật ra ngòi nổ đã được châm từ rất sớm,

ngay từ thời điểm 36 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu nhận ra rằng cha mẹ không phải lúc nào cũng

đọc được suy nghĩ của chúng. Trong cơn sướng vui (và khiếp sợ) này, trẻ phát hiện ra rằng

chúng có thể cung cấp cho cha mẹ mình những thông tin sai lệch mà không bị phát hiện. Hay,

như câu chuyện của Cosby cho thấy, ít nhất lũ trẻ cũng tưởng là thế. Thời điểm trẻ nhận thức

được rằng không phải lúc nào bố mẹ cũng đọc được suy nghĩ của chúng chính là thời điểm

phát triển nở rộ của một thứ mà chúng ta gọi là những kỹ năng Học thuyết Trí não.

Học thuyết Trí não phát triển theo thời gian

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.