NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 123

giữ thanh thiếu niên, thậm chí cả nhà tù. Kohlberg đã mở rộng học thuyết của J. Piaget và chia

tiến trình phát triển đạo đức thành 3 mức độ:

Trẻ không thể “đơn thương độc mã” đạt tới giai đoạn thứ ba này. Không chỉ cần thời gian và

trải nghiệm, mà trẻ sẽ cần một ông bố/bà mẹ khôn ngoan sát cánh bên cạnh để có thể hành xử

theo lối tương hợp với bộ nguyên tắc đạo đức bẩm sinh của mình. Lý do khiến việc này gian

nan là bởi khi trẻ quan sát hành vi xấu, chúng đã học được nó. Kể cả hành vi xấu bị trừng phạt

đi chăng nữa, nó vẫn cứ duy trì trạng thái “dễ dàng truy cập” trong não trẻ. Nhà tâm lý học

Albert Bandura có thể chứng minh cho ta thấy, với sự trợ giúp của một chú hề.

Những bài học từ chú hề Bobo

Những năm 1960, Bandura cho các bé mẫu giáo xem một cuốn phim về lật đật Bobo, một

trong những chú hề bằng nhựa dẻo có thể bơm phồng. Trong cuốn phim này, một người lớn

tên gọi Susan đấm đá chú hề, rồi nện liên tục vào chú ta bằng một cây búa – liên tiếp các hình

ảnh bạo lực. Xem xong, các bé được đưa vào một căn phòng khác đầy đồ chơi, trong đó có cả

búp bê Bobo và một cây búa đồ chơi. Đám trẻ sẽ làm gì đây? Cũng còn tùy.

Nếu trẻ xem phiên bản bộ phim trong đó Susan được khen ngợi vì hành động bạo lực của cô ta,

bọn trẻ sẽ đánh búp bê rất dữ dội. Còn nếu trẻ được xem phiên bản trong đó Susan bị trừng

phạt, chúng sẽ đánh Bobo ít hơn. Nhưng nếu sau đó Bandura đi vào phòng và bảo: “Bác sẽ tặng

các con một phần thưởng nếu con có thể nhắc lại việc mà Susan đã làm,” lũ trẻ sẽ nhặt ngay lấy

cây búa và bắt đầu tấn công Bobo. Bất kể trẻ coi bạo lực là hành động được tưởng thưởng hay

bị trừng phạt, chúng cũng đều đã học được hành vi đó.

Bandura gọi hiện tượng này là “học tập do quan sát”. Ông còn có thể chứng minh rằng trẻ nhỏ

(và cả người lớn) đều học chủ yếu nhờ quan sát hành vi của người khác. Điều này nhiều khi

cũng cho hiệu quả tích cực. Như trước đây Mexico đã cho phát sóng một bộ phim truyền hình,

trong đó các nhân vật ca tụng sách vở, sau đó đề nghị khán giả đăng kí các lớp luyện đọc. Kết

quả đã giúp gia tăng tỉ lệ biết đọc biết viết trên cả nước. Phát hiện của Bandura là một món vũ

khí chỉ dẫn công chúng phi thường.

Học tập do quan sát đóng vai trò cực kỳ quyền năng trong sự phát triển đạo đức. Nó là một

trong rất nhiều kỹ năng được thuê mướn trong dự án xây dựng đạo đức của não bộ. Ta cùng

xem sao.

Hy sinh một mạng để cứu năm?

Hãy tưởng tượng xem bạn sẽ làm gì trong hai tình huống tưởng tượng sau:

Mỗi tình huống đều trưng ra tỉ lệ như nhau, năm chết – một sống. Đa phần mọi người cảm thấy

dễ trả lời hơn với tình huống thứ nhất. Nhu cầu của số đông trội hơn nhu cầu của số ít. Họ sẽ

ngoặt chiếc xe goòng sang phải. Nhưng tình huống thứ hai lại liên quan đến một lựa chọn đạo

đức khác hẳn: quyết định xem có hại chết một người hay không. Thông thường chúng ta sẽ

chọn cách không hại chết người đàn ông nọ.

Nhưng nếu có tổn thương về não bộ, mọi chuyện không còn như thế. Có một khu vực phía trên

mắt và sau trán gọi là vỏ não trước trán bụng giữa. Nếu như khu vực này của não bộ bị tổn

thương, việc phán xét đạo đức cũng bị ảnh hưởng. Đối với những người này, việc “hại chết

người” không ảnh hưởng gì đặc biệt đến lựa chọn của họ. Số đông vẫn phải được ưu tiên hơn

một người, họ sẽ đẩy người đàn ông to cao nọ xuống cầu vượt – cứu lấy năm người và hy sinh

tính mạng một người.

Điều này có nghĩa gì? Nếu đạo đức là một phần vốn bẩm trong hệ mạch thần kinh của não bộ

chúng ta, hẳn tổn thương khu vực này sẽ làm thay đổi năng lực đưa ra những quyết định đạo

đức. Với thử nghiệm xe goòng, một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng nhận định này đã được chứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.