NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 122

Học thuyết Trí não là gì? Ví dụ sau đây có thể giúp làm sáng tỏ hơn. Đại văn hào Mỹ Ernest

Hemingway có lần đã bị “thách” sáng tác một tiểu thuyết-sáu từ, và những gì ông viết ra là một

minh họa tuyệt hảo cho Học thuyết Trí não. Đó là bởi khi đọc “cuốn tiểu thuyết” đó lên, nó sẽ

kích thích trí não bạn.

For sale: Baby shoes. Never used.

(Tạm dịch: Bán rẻ: Giày trẻ sơ sinh. Chưa qua sử dụng.)

Sáu từ này có làm bạn buồn bã? Có khiến bạn phải tự hỏi chuyện gì đã xảy đến với người viết

mẩu quảng cáo này? Bạn có thể suy đoán trạng thái tinh thần của người đó?

Đa phần con người đều có thể làm được, và đó là do chúng ta đã vận dụng các kỹ năng Học

thuyết Trí não. Nền tảng của những kỹ năng này là sự thấu hiểu rằng hành vi của người khác

được thúc đẩy bởi một loạt những trạng thái tinh thần – niềm tin, chủ đích, ham muốn, nhận

thức, cảm xúc. Học thuyết Trí não, được đưa ra lần đầu tiên bởi David Premack, nhà nghiên

cứu động vật linh trưởng, gồm hai thành tố chính. Thứ nhất là khả năng nhận biết được trạng

thái tâm lý của một ai đó. Thứ hai là nhận thức được rằng mặc dù trạng thái của người này có

khác biệt so với bạn đi chăng nữa, thì với đối tượng mà bạn đang tương tác, điều đó vẫn hợp lý.

Bạn phát triển một học thuyết xung quanh việc trí não người khác hoạt động ra sao, kể cả khi

nó có khác với tâm lý của bạn.

Sáu từ đó có thể được viết ra bởi một cặp đôi nào đó, có em bé yểu mệnh, và bạn cảm thấy nỗi

buồn của họ. Dù có thể bạn chưa bao giờ phải trải qua nỗi đau đớn của việc mất đi một đứa

con; bạn thậm chí còn chưa từng sinh con. Tuy vậy, nhờ những kỹ năng Học thuyết Trí não cấp

cao của mình, bạn có thể trải nghiệm hiện thực của họ và đồng cảm với nó. Cuốn tiểu thuyết

ngắn nhất thế giới có thể gợi ra cả một vũ trụ cảm xúc nhờ biết khai thác học thuyết này.

Hemingway đã coi đây là tác phẩm xuất sắc nhất của mình.

Dù cho Học thuyết Trí não là tem chứng nhận và đặc trưng cho hành vi của con người, cộng

đồng nghiên cứu không cho rằng những kỹ năng này đã được phát triển đầy đủ ngay từ thời

điểm lọt lòng. Đo đạc những kỹ năng này ở trẻ nhỏ đúng là việc bất khả thi. Dường như kỹ năng

này phát triển dần từng nấc, và chịu sự chi phối của các kinh nghiệm xã hội. Bạn có thể thấy rõ

quá trình phát triển ấy trong cách trẻ nói dối. Những lời nói dối kiểu “vải thưa che mắt thánh”

đòi hỏi phải có Học thuyết Trí não – khả năng “dòm” vào trí não của ai đó và suy đoán xem

phản ứng của họ sẽ thế nào nếu bạn nói với họ điều đó. Năng lực này phát triển theo thời gian.

Sau tuổi lên 3, trẻ bắt đầu nói dối có chủ đích, mặc dù giai đoạn này chúng làm việc đó chẳng

lấy gì làm kín kẽ. Chúng tăng tốc đẩy nhanh thói quen hư hại này với tần suất chóng mặt. Đến

tuổi lên 4, một đứa trẻ sẽ nói dối cứ hai tiếng một lần; lên 6 tuổi, nó sẽ làm thế cứ 1 tiếng rưỡi

một lần. Khi một đứa trẻ có vốn từ vựng và kinh nghiệm xã hội phong phú hơn, những lời nói

dối cũng trở nên tinh vi hơn, thường xuyên hơn và khó phát hiện hơn.

Thực tế này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng những quy ước đạo đức ở trẻ cũng thay đổi theo

độ tuổi. Trẻ có thể được sinh ra với những bản năng đạo đức nhất định, nhưng thời gian sẽ

điều chỉnh và nắn chúng thành dạng hình hoàn thiện.

SUY LUẬN ĐẠO ĐỨC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO

Kohlberg, một nhà tâm lý học trường Harvard tin rằng suy luận đạo đức phụ thuộc vào mức độ

trưởng thành về mặt nhận thức – nói cách khác, là đòi hỏi phải có thời gian. Nếu thực sự các

quyết định đưa ra đều có căn cội cảm xúc mạnh mẽ như những gì chúng ta sẽ khám phá dưới

đây, tôi cũng sẽ khẳng định rằng suy luận đạo đức cũng phụ thuộc cả vào mức độ trưởng thành

về cảm xúc. Mặc dù Kohlberg vấp phải không ít chỉ trích, nhưng ý tưởng của ông vẫn duy trì

sức ảnh hưởng, giống như những quan điểm của bậc tiền bối, nhà tâm lý học nhận thức Jean

Piaget. Ý kiến của cả hai nhà khoa học này đều được áp dụng trong trường học, các cơ sở giam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.